Nghệ thuật miêu tả nộitâmnhânvật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 70 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhânvật

3.1.3. Nghệ thuật miêu tả nộitâmnhânvật

Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy thường đi sâu vào những câu chuyện đời thường, giản dị. Đặc sắc của nó khơng nằm ở sự gay cấn, kịch tính mà chủ yếu nằm ở đời sống nội tâm của nhân vật. Có thể nói, chỉ qua những câu chuyện đời thường những tác giả đã khám phá được những rung động thầm kín nhất trong mỗi con người. Có lẽ cảm quan nữ giới khiên nhà văn dễ cảm nhận những vấn đề nhỏ bé, bề sâu hơn các nhà văn nam giới khi viết về miền núi.

Để miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật, Đỗ Bích Thúy ln chú ý tới việc sử dụng ngoại cảnh để hỗ trợ cho việc mô tả nội tâm nhân vật. Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, ngoại cảnh khơng chỉ đem lại một khơng gian đậm chất miền núicủa vùng cao Hà Giang mà nó cịn trở thành một trợ thủ đắc lực cho nhà văn trong quá trình khám phá con người. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy tràn ngập những cảnh sắc thiên nhiên. Và trong nhiều truyện ngắn của chị, thiên nhiên dù thơ mộng hay nhuốm màu thê lương đều là tấm gương phản chiếu tâm trạng vui, buồn, hạnh phúc hay khổ đau của nhân vật: “Chiều

tàn, những cánh hoa bạc hà mới nở đang khép hờ lại. Đâu đó vẳng đến vài tiếng chim lợn lanh lảnh chói tai. Gió u u thổi quanh ngơi nhà, từng chiếc nan thưng làm vách bị giật lên, muốn bung ra. Gió đang muốn thổi bay cả căn nhà mong manh nằm lưng chừng núi cùng hai con người khơng cần ăn, cũng khơng cần nói, chỉ cần ở bên cạnh nhau đây đi chăng?” [61; tr 114] hay trong

truyện Mặt trời lên cao quả còn rơi xuống, bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp

cũng như đối sánh với niềm vui của con người: “Hoa lê đã lốm đốm trên

cành, bật bông trắng muốt... Duân vừa ngồi chẻ lạt vừa hát khe khẽ: “mặt trời lên, quả còn rời xuống. Mắt gặp mắt rồi, tay nắm tay rồi, đưa em về anh nhé...” [61; tr 208]. Nếu thiên nhiên ở truyện Mặt trời lên cao quả còn rơi xuống là một thiên nhiên gắn với nội tâm yên vui, bình an thì thiên nhiên

trong Cột đá treo ngườilại là tâm trạng biến động gắn với thiên nhiên dữ dội như nuốt chửng số phận con người: “Bây giờ thì trước mắt Chía là vực sâu,

sau lưng Chía là cha mẹ. Cha Chía mới bốn mươi mốt tuổi mà đã như ông già sáu mươi, bảy mươi rồi. Mẹ Chía từ lúc sinh chị em Chía tới giờ chưa lúc nào được mặc một cái áo khơng có miếng vá... Dưới sâu kia, dịng sơng bé như sợi chỉ mà tiếng nước đập vào ghềnh đá vẫn ầm ầm vọng lên...”[57; tr 99].

Đỗ Bích Thúy cịn tinh tế khi chắt lọc những đặc điểm nổi bật của một vài yếu tố tự nhiên để làm nổi bật hơn nét cảm xúc chủ đạo trong lịng người. Ví dụ khi miêu tả tâm trạng bồn chồn của cô gái đang đợi người yêu, nhà văn

đã nhờ tới âm thanh của trời đất vào đêm: “Tiếng tắc kè nhả từng đợt, từng

đợt xótcảruột...đêmnaynókêumãikhơngngừng...”(Giốngnhưcáicốinước).Hay

sự bồi hồi của cô gái được phản chiếu qua ánh sáng của lửa: “Đêm ấy, cứ

nhắm mắt lại là Dúng lại nhớ đến cặp má đỏ như vùi bếp của Dính. Ngực Dúng, bụng Dúng như có ai đốt đuốc ở trong”.[57; tr 237]. Ngoài ra, nội tâm

nhân vật được bộc lộ qua những hình ảnh ví như hình ảnh ánhtrăngthểhiệnnỗilịng con người vàtrongtruyệnngắn Đỗ Bích Thúy, chị cũng thường xuyên sử dụng ánh trăng để bộc lộ tâm trạng nhân vật. Đó là tâm trạng của đứa con xa quê trở về với một tình cảm thân thương, trìu mến và có gì đó tha thiết, khó diễn tả bằng lời lắm. Vì thế nên “Khơng hẹn trước mà lần

nào trở về tôi cũng gặp trúng mùa trăng. Mùa trăng có ý nghĩa với người miền núi nhiều lắm” [57; tr 331]. Vàcáitâmtrạngbângkhuângkhótả, vừa

thương vừa xa xót cho người chị dâu của Lìn khi ra đi cũng nhờ ánh trăng nói hộ, đó là hình ảnh “Trăng cuối mùa vẫn chưa kịp lặn nhưng đã lẫn vào chân

trời đang sáng dần lên...”. Và Sau những mùa trăng, “tôi” vẫn về và vẫn ra

đi và nỗi buồn ấy cứ thấm, cứ ngấm sâu hơn, buồn hơn, nao nao mà da diếthơn.

Bên cạnh những trạng thái tâm lý gắn với thiên nhiên, Đỗ Bích Thúy cịn sử dụng cả những ngoại cảnh trong sinh hoạt đời sống con người để làm nổi bật nội tâm nhân vật. Đó là khơng khí vui vẻ, phấn khởi của một lễ Gầu tào trong Cột đá treo người đã đẩy Chía vào sâu nỗi cơ độc của lịng mình:

“Chía ơi! Tơi biết Chía đang ở trong nhà, Chía ra đi. Hội đơng lám, vui lám,

có cả mấy người múa khèn trên chảo thắng cố mà không ngã nhá. Già Dẩu thấy vui úa cịn ra xem, bọn con gái càng khơng có đứa nào chui trong xó nhà như Chía đâu, Chía à.... Chía như cái vỏ chuối người ta ăn rồi vứt bỏ. Đi qua suối Chía cũng khơng dám nhìn xuống mặt nước. Chía sợ phải nhìn mặt mình mà khơng nhận ra, sợ khơng cịn là Chía quen mắt Váng nữa” [57; tr 101].

tăng thêm xung đột của nội tâm, từ đó càng làm nổi bật thân phận của con người miềnnúi.

Hay trước cái chết của Nhi trong truyện ngắn Hẻm núi, nhân vật tôi

cũng thể hiện những biến động dữ dội trong tâm trạng của mình: “Nhưng Nhi

đã hất tay tơi ra và ngay trước mát tơi, Nhi ngã xuống cầu thang. Chín bậc cầu thang bỗng chốc dài lê thê và dốc vô chừng, Nhi lăn rất lâu, rất lâu mới tới bậc cuối cùng...Chưa lúc nào tôi cảm thấy cái lạnh thấm vào mình rõ như lúc này. Cái lạnh bát đầu từ một chấm nhỏ trên đầu, lúc Nhi vía lấy tơi, lan dần xuống cổ, sống lưng, hai tay, thắt lưng, chân.... có một bàn tay rất nhỏ dường như vẫn nằm trong bàn tay tơi đây, đúng là tơi đã nắm được nó, nắm rất chặt, để lũ khơng thể dứt nó ra khỏi tơi, nhưng lại khơng giữ được linh hồn, cái bàn tay ấy lạnh ngắt như bàn tay Nhi.” [57; tr 169]. Ngoại cảnh từ

hội hè cho đến biến cố đều được nhà văn đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên và sinh động. Nó góp phần bộc lộ những rung cảm nội tâm, những khúc quanh, những xung đột bên trong của conngười.

Điều đặc biệt nhất trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, chị thường chọn chi tiết tiêu biểu nhằm gợi ra trạng thái tình cảm cảm xúc của nhân vật mà khơng cần phải miêu tả trực tiếp. Trong truyện ngắnTiếng đàn môi sau bờ rào

đávới chi tiết cả đêm May không ngủ được. Chi tiết đã cho thấy sự bồi hồi,

tâm trạng phấp phỏng mong ngóng để được đi chợ 27, để được hẹn hò lần đầu tiên của May. Hay người chị dâu trong Sau những mùa trăngdù cố gắng đến đâu đi nữa cũng không giấu nổi cảm xúc bồi hồi khi nghe tiếng khèn lá ngoài suối “Đêm nào chị dâu cũng ngồi bên khung cửi, đống lanh trắng chất

đầy hai quẩy tấu không hết. Từng đêm, từng đêm ấy, tôi nằm cứng đơ như khúc gỗ, nghiến mỏi hàm răng nhìn chị hai lần, ba lần đứng lên mang dây lanh ra buộc cửa,buộc thêm, thêm mãi, thành một đống rối tung to xù. Khơng biết có phải tại ánh trăng hắt từ bên ngồi vào hay khơng mà tơi thấy mặt chị đã khơng cịn hồng, mà tái xanh, cặp mắt như mắt người sayrượu”.

Có thể nói, Đỗ Bích Thúy qua bút pháp mơ tả tâm lý nhân vật đã bộc lộ mình là người rất am hiểu về văn hóa, đời sống của đồng bào miền núi. Sự am hiểu không dừng lại ở đời sống vật chất mà thấm sâu vào cả những nét văn hóa tinh thần, những cách nghĩ, cách cảm của con người nơi đây. Văn hóa là vậy. Nó là những gì mong manh và ẩn sâu. Nó cần những trái tim thật sự biết trân trọng và nâng niu mới có thể cảm nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)