6. Cấu trúc luận văn
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một tác phẩm văn học. Nhằm thể hiện con người và quan niệm về cuộc sống, người nghệ sĩ sáng tạo ra khơng gian nghệ thuật của riêng mình. Nghiên cứu Khơng gian nghệ thuật trong các truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, qua khảo sát chúng tôi thấy, không gian nghệ thuật được thể hiện nổi bật nhất là không gian ngoại vi gắn với thiên nhiên, với sông, suối, núi, đá…tạo nên bản sắc riêng của cuộc sống con người miền núi. Ngoài ra cịn có khơng gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán mang bản sắc văn hóa riêng, và đặc biệt, một khơng gian văn hóa tâm linh rất riêng của người miềnnúi.
Không gian thiên nhiên trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy trước hết nó mang dáng vẻ hùng vĩ. Những ngọn núi là không gian sinh sống của con người nơi đây.Và đặc biệt là người Mông, họ sinh sống trên địa hình cao, ngọn núi cao nhất. Không gian núi rừng không chỉ được khắc họa bằng chiều rộng, chiều dài, độ cao mà còn cả độ sâu. Núi non trùng trùng, điệp điệp, nhiều đến mức họ còn gắn biểu tượng, núi tượng trưng chon nam giới, suối tượng trưng cho nữ giới “Người già trong bản nói, đàn ơng sinh ra từ núi, cịn
đàn bà sinh ra từ suối. Suối ít hơn núi, nên đàn bà ít hơn đàn ơng” [57; tr 73].
Núi cịn gắn với cả tính cách, cuộc đời và số phận của con người nơi đây “Nhìn lên đằng trước kia, ngọn núi nhọn nhất là ngọn núi sinh ra những đứa
như mày. Lúc mày chui ra khỏi bụng mẹ, mặt trời đang mọc đến đúng đỉnh núi ấy. Ngọn núinhọnđẻranhữngđứakhóbảo,lớnlênthíchlàm themình. Thì thơi cho mày đi”[57; tr 74]. Những dãy núi cao và nhọn đó nó cũng giống như
tính cách con người, không chấp nhận sống trong khơng gian nhỏ bé, bằng phẳng mà nó vươn mình lên khoe dáng dẻ dũng mãnh, kiêu hãnh và tự khẳng định của mình. Nhưng điều ấn tượng với người đọc về những ngọn núi ở đây nó vừa thể hiện vẻ hùng vĩ, vừa thể hiện một vẻ đẹp quyến rũ bất ngờ “Ngọn
hoa tam giác mạch nở rộ, cuối mùa hoa ngả sang màu hồng sấm, lẫn vào mây mờ”[57; tr 77]. Không gian thiên nhiên núi rừng những vẻ đẹp đặc trưng
không lẫn với những vùng đất khác.
Khắc họa khơng gian thiên nhiên, địa hình bốn mặt là núi đá thì trên những ngọn núi đá đó là mây và sương mờ bao phủ tạo ra một khơng gian huyền bí, rợn ngợp nhưng và cũng thơ mộng “Mặt trời tắt là sương xuống,
nhanh như chạy ra từ ống thổi. Sương che kín những đỉnh núi cao, nhìn khơng thấy những mỏm tai mèo nhọn hoắt” [57; tr 73]. Sương mù giăng kín,
dày đặc đến mức “Khơng nhìn thấy gì hết, trước mắt chỉ có một màu trắng
đục, một thứ mây mù đặc sền sệt, tưởng như đưa tay ra là vớt được” [61; tr 163]. Mây mù, sương khói tạo nên khơng gian thơ mộng nhưng nó cũng có sức hủy diệt, tàn phá ghê gớm đặc biệt là sương muối“Hôm nay sương muối
đã ập xuống, chỉ qua một đêm trở dậy đã thấy cỏ ngoài sân cháy táp” [57; tr
60]. Và rõ ràng, chỉ có thiên nhiên ấy, khơng gian sống ấy mới sinh ra những con người mạnh mẽ, cá tính nhưng cũng chân chất, mộcmạc.
Trên nền không gian thiên nhiên rộng lớn là không gian sinh hoạt của con người nơi đây. Đỗ Bích Thúy tìm về những đường nét chi tiết, tỉ mỉ của vùng đất Hà Giang.Chúng ta thử so sánh cách mô tả giữa hai nhà văn cùng viết về đề tài miền núi để thấy rằng những cây viết nữ bao giờ cũng cócái nhìn tỉ mỉ hơn so với các nhà văn nam. Cùng mô tả về nhà cửa miền núi những Cao Duy Sơn thiên về cái nhìn rộng, mang tính khái qt: “Phía lưng
đồi trước mặt có ánh lửa lập lịa. Ngơi nhà gỗ mái thấp quen thuộc hiện ra trước mặt. Nhà Bàn Tín đây! Giờ nhắm mắt tìm đến cũng không thể lạc. Người Dao Tiền Phja Đeng không làm nhà sàn theo kiểu nối dài thành chịm xóm như các tộc khác. Mỗi hộ độc lập với một khu rừng. Nhà nọ cách nhà kia dễ đến vài trăm mét, có khi gần cây số” [46; tr 142]. Cịn Đỗ Bích Thúy lại tỉ
mỉ với từng màu sắc, từng con chữ, cái cổng của ngồi nhà: “Tiếp theo là tất cả
thì cứ chọn lối vào nhà trưởng thôn mà dựng cổng chào, nhưng cứ phải ở chỗ mà mọi người nhìn thấy. Bên trên cổng cắm mấy lá cờ chuối reo phần phật từ sáng tới tối” [57; tr 367] .Cái nhìn của một người phụ nữ tinh tế có nét riêng
khiến cho văn Đỗ Bích Thúy hấp dẫn, giàu sức gợi. Khơng gian văn hóa được thể hiện có khi điểm xuyết những chi tiết rất bẻ nhỏ những cũng giúp người đọc hình dung ra “hơi thở” của cả một vùngmiền.
Không gian thiên nhiên mở rộng và có sự bao qt bao nhiêu thì khơng gian sinh hoạt của con người miền núilại được miêu tả cụ thể, chi tiết bây nhiêu. Đó là những làng, những bản ẩn mình sau dãy núi, trong khu rừng hay dưới thung lũng. Đó là những ngơi nhà chênh vênh lưng núi: “Ngôi nhà sừng
sững vừa cao vừa rộng, những cây cột vuông kê trên đá tảng chạy thành hàng dài có lẽ rất nặng, ghép khít vào nhau, đi lại thoải mái cũng chỉ nghe tiếng bậm bịch khe khẽ”. Ngơi nhà rộng rãi “có bốn gian buồng, gian nào cũng bng màn che kín mít”, rộng đến mức “bếp lửa cháy ngun ngút không đủ soi tỏ căn nhà” [57; tr 175]. Và ngơi nhà, bếp lửa cũng mang trong mình
một phần hồn của con người, những người sinh ra, lớn lên trong ngôi nhà đó thì “Càng xa ngơi nhà này càng thấy nhớ nó, vóc dáng và linh hồn của cả một
vùng đất đều chứa đựng bên trong khung cửa, phía trên chín bậc cầu thang đã mịn bóng vì vết chân người. Ông nội anh sinh ra ở đây, bố anh cũng sinh ra ở đây và anh cũng được ủ ấm khi vừa chào đời bên bếp lửa này. Nó đã cháy suốt tám mươi năm chưa một ngày tắt. Suốt tám mươi năm chưa một ngày nào ấm nước không reo sùng sục trên ngọn lửa hồng rực, chưa một ngày nào ống mẻ dựng ở góc nhà kia vơi đi quá nửa, suốt tám mươi cái tết bánh chưng, bánh gù treo đầy vách…” [57; tr 333]. Tâm trạng ấy, tình cảm
tha thiết ấy khơng phải của riêng Khún trong Như một con chim nhỏ mà có lẽ là của tất cả những người con sinh ra, lớn lên nơi đây rồi phải sống những ngày xa quê, xa ngôinhà, bếp lửa.
núi, chị còn tập trung vào phản ánh các mối quan hệ trong gia đình như tình cảm cha con, vợ chồng, anh em, làng xóm... những hạt nhân cơ bản của xã hội, nhà văn đã khái quát được những nguyên nhân biến đổi của những mối quan hệ đó. Khơng gian gia đình là khơng gian hẹp, thường tạo nên cảm giác gần gũi, thân quen và giàu tình người nhưng Đỗ Bích Thúy đã khai thác nó ở sự rạn nứt trong các mối quan hệ đó. Những ơ cửa nhỏ bé, những căn phòng âm u buồn bã cô đơn, mái nhà cọt kẹt như làm tăng thêm sự bất hạnh của con người nơi đây khi đối mặt với biến động của cuộc đời: “Đêm nào cũng nghe
thấy tiếng cọt kẹt từ ba cái giường. Dậy sớm hay dậy muộn thì cả ba người đều quầng hai mắt Sống thế thì khổ quá, rồi đến lúc ốm cả thì sao?Một đêm, Chúng ngồi dậy, đi đến cửa buồng bên phải, cửa buồng cài chặt bên trong, Chúng đứng một lúc lâu, khe khẽ ho, nhưng cửa vấn đóng kín, cũng khơng nghe thấy tiếng người trong buồn thức dậy. Lúc ấy, buồng bên trái tự dưng có tiếng khóc. Tiếng khóc của người đang úp mặt xuống gối”[57; tr 23]. Đọc
truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, có lẽ người đọc rất dễ xúc động trước hình ảnh những căn buồng âm u buồn bã và những ơ cửa sổ. . Hình như đó là nơi họ chạy trốn hiện thực trước mắt, là nơi tiếng thở dài chôn vùi cả tuổi thanh xuân của con người: “Dãy Tây Cơn Lĩnh trước mặt nhìn thì gần mà đi thì xa, cịn
Pụ Cháng muốn trốn cho nhanh lại cứ ở sau lưng mãi. Trong đầu Pao thấp thống cái ơ cửa bằng bàn tay trong buồng mình.”[57; tr 429].
Khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy cịn là sự xuất hiện không gian tâm linh tạo nên khơng gian văn hóa rất riêng của người nơi đây. Những người Tày, người Mông không gian tâm linh của học khơng có nhiều sự hiện diện mái đình, ngơi miếu, ngơi đền hay ngơi chùa mà niềm tin tâm linh của họ đặt vào thần núi, thần sông, thần đá, thần rừng, ma bếp… Họ cầu mong những điều tốt đẹp không phải những điều giàu sang phú quý mà rất đỗi giản dị, gần gũi. Ví như trong truyện ngắn Tràng A Khánh mở đầu là lời cầu nguyện của bà Vá hết sức chân thành và gần gũi “Năm cũ qua đi, năm
mới sắp tới/ Tơi qt, khơng qt hồn vía bố mẹ, con cái cả nhà/ Tơi qt, khơng qt hồn vía vàng bạc châu báu/ Khơng qt hồn vía lúa ngơ/ Tơi qt, chỉ quét đi ốm đau bệnh tật/ Quét đi tiếng kêu rên than khóc/ Quét đi lời xấu tiếng gở/ Quét đi ngựa vằn khăn tang/ Quét đi mọi điều xấu xa/ Quét xuống hang sâu, quét ra biển cả thật xa/ để mãi tìm khơng thấy, lần khơng ra/ sâu bướm nở cũng không tới” [61; tr 41].Lời cầu nguyện trên càng phản ánh rõ
hơn văn hóa phong tục của người
miềnnúimỗiđộxuânvề.Cáiniềmtinvềsựtốtđẹpcủahọ,vềmộtcuộcđời tốt đẹp mang tính chất tâm linh rất mãnh liệt. Đồng thời nó phản ánh sự cố gắng và khát vọng qua từ “qt”. Đó chính là mong muốn của con người trước việc xóa bỏ những bất hạnh, rủi rotrong cuộc đời, hy vọng vào cuộc sống tốt đẹp hơn. Khơng gian văn hóa tâm linh in đậm trong lối sống và hành xử của người miền núi đặc biệt là những người phụ nữ ở trong bếp. Theo quan niệm của người Tày thì “Lửa không bao giờ được tắt”. Để ngọn lửa tắt thì trong nhà sẽ có điềm gở, khơng tốt xảy ra. Người phụ nữ đảm đang, tháo vát hay khơng chỉ cần nhìn cách đun bếp của họ.Cịn đối với người người Mơng, trong bếp ln có ma bếp, một lực lượng siêu nhiên vừa bảo vệ gia đình vừa kiểm sốt gia đình nên người phụ nữ khi vào bếp không được phép làm những điều cấm kỵ “Ở bếp có con ma bếp, ma bếp cai quản việc sinh đẻ của đàn bà
và phù hộ cho việc nuôi gia súc” [57; tr 35]. Khi vào bếp không được dẫm chân vào bếp lò hay gõ vào thành bếp.