Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc của bài luận

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực trong doanh nghiệp

doanh nghiệp

Động lực lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: các yếu tố thuộc về người lao động, công việc và thuộc về tổ chức.

1.6.1. Nhóm nhân tố từ chính bản thân người lao động

- Nhu cầu và mục tiêu của mỗi cá nhân người lao động. Động lực của các cá nhân sẽ có mức độ cao thấp khác nhau dựa trên những mục tiêu mà mỗi cá nhân hướng tới, do vậy mà hoạt động lao động cũng khác nhau. Khi hiểu rõ được những nhu cầu của người lao động, sẽ là cơ sở để xây dựng các chính sách tạo động lực cho họ phù hợp.

- Thái độ, quan điểm của người lao động. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. Người lao động có thái độ làm việc vui vẻ, chun nghiệp thì chất lượng và hiệu quả cơng việc sẽ tốt hơn khi tâm trạng của họ khơng tốt. Vì vậy, việc tạo được hứng thú và thách thức từ các công việc đến người lao động sẽ giúp doanh nghiệp tạo được động lực cho người lao động.

- Trình độ, kinh nghiệm chun mơn giúp cho người lao động hồn thành tốt các cơng việc được giao. Khi người lao động có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ, cơng việc thì họ có thể phát huy sức sáng tạo vào công việc và làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.

1.6.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Bản thân cơng việc là một yếu tố ảnh có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc khi mà người lao động đảm nhận. Cơng việc hấp dẫn, có tính thách thức sẽ tạo điều kiện để người lao động được vận dụng kiến thức và năng lực, sức sáng tạo vào công việc, cố gắng phấn đấu để hồn thành cơng việc được giao. Những yếu tố địi hỏi của cơng việc về tay nghề, trình độ chun mơn hóa, mức độ phức tạp và mức độ rủi ro của cơng việc, mức độ hao phí về thể lực và trí lực…

* Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức:

- Văn hóa tổ chức đóng vai trị quan trọng như một cách tạo động lực để khuyến khích, tăng sự hợp tác, gắn bó, tin cậy giữa nhân viên và với doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức nên tạo mọi điều kiện để nhân viên được tham gia vào các hoạt động tập thể nhằm tăng sự gắn kết giữa các thành viên.

- Điều kiện lao động không tốt, các phương tiện bảo hộ lao động khơng được đảm bảo an tồn sẽ làm giảm năng suất lao động, gây tâm lý bất an, chán nản với công việc mà họ được giao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện lao động tốt và môi trường thoải mái cho người lao động. Đây là chính sách tạo động lực rất lớn đối với người lao động để họ an tâm và tập trung làm việc.

- Cơ cấu tổ chức của tổ chức luôn phân chia trách nhiệm và quyền hạn công việc cho mỗi thành viên từ khi xây dựng. Nếu doanh nghiệp không sắp xếp trách nhiệm của mỗi phịng ban đúng thì việc khơng thống nhất, chồng chéo nhiệm vụ sẽ xảy ra, điều này gây cản trở đến việc thực hiện mục tiêu phát triển của tổ chức.

- Các chính sách quản trị nhân sự tác động trực tiếp tới động lực lao động, là một trong những hệ thống chính sách nịng cốt của doanh nghiệp. Bao gồm các vấn đề về trả lương thưởng, đào tạo, thăng tiến, kỷ luật người lao động,…

1.6.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp

+ Chính sách của Chính phủ

Các chính sách của Chính phủ là cơ sở pháp lý đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Các chính sách liên quan đến tiền lương và giá cả thị trường đều gây ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Nếu các chính sách này có ích cho đời sống của người lao động thì động lực được tạo ra càng cao.

+ Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Các yếu tố kinh tế như: tỷ giá hàng tiêu dùng, lạm phát,… hay các yếu tố về ổn định chính trị xã hội đều tác động đến cuộc sống của người lao động, từ đó ảnh hưởng tới các chính sách tạo động lực cho người lao động. Khi lạm phát xảy ra, nếu tổ chức điều chỉnh được mức tiền lương đảm bảo với mức sống thực tế của người lao động thì họ sẽ an tâm hơn khi làm việc, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả công việc hơn.

+ Đặc điểm của thị trường lao động

Nếu thị trường lao động đang bị dư thừa lao động của một nhóm ngành nghề, thì những người lao động này đang có việc làm trong tổ chức sẽ thấy thiếu an toàn bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc làm và ngược lại. Do đó, cơng ty phải điều chỉnh các chính sách để duy trì và làm cho các nhân viên được thoải mái tinh thần khi làm việc.

Kết luận Chương 1

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ hỗ trợ tốt trong quản lý nhân sự của tổ chức. Song, quản lý con người trong tổ chức vẫn là hoạt động phức tạp, yêu cầu cao nhất. Vì vậy, vận dụng những triết lý trong quản lý nhân sự từ những lý thuyết đề tài đã đề cập là sự cần thiết trong bất kỳ

chính sách để duy trì nhân sự và thúc đẩy, tạo động lực cho người lao động yêu công việc, muốn được cống hiến và cùng tham gia chịu trách nhiệm với quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp/tổ chức.

Chương 1 của đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về các vấn đề lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp, đưa ra các học thuyết tạo động lực lao động và việc vận dụng các học thuyết này vào việc xây dựng chính sách tạo động lực lao động trong doanh nghiệp. Đây là những căn cứ cơ bản để khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w