Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing cho xe máy Honda (1) pps (Trang 60 - 61)

IV. Chính sách giá

1. Các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố bên trong a. Các mục tiêu marketing

 Mục tiêu dẫn đầu thị phần

Nhiều doanh nghiệp muốn đạt tỷ phần thị trường lớn nhất để gặt hái lợi nhuận lâu dài nhơh hiệu quả gia tăng theo quy mô.

Khi mới thâm nhập vào thị trường, Honda Việt Nam phải đặt mức giá thấp để thu hút được khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mở rộng quy mô sản xuất với hy vọng đạt được quy mô thị trường lớn nhất mà họ mong muốn.

 Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng

Doanh nghiệp có thể đề ra mục tiêu trở thành người dẫn đầu về chất lượng sản phẩm ở thị trường mục tiêu thông thường

Từ khi thành lập, Honda Việt Nam đã cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với sự bền bỉ, kiếu dáng đa dạng, giá cả hợp lý và nhiều mẫu mã đa dạng.

b. Chiến lược định vị và các biến số khác của marketing – mix

• Gía chỉ là một công cụ của marketing – mix mà DN sử dụng để đạt được mục tiêu của mình. Khi ra quyết định nó chịu sự chi phối của chiến lược định vị và sự phối hợp giữa các chữ P.

• 4P bao gồm:

 Product( sản phẩm): Các sản phẩm của Honda Việt Nam rất đa dạng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại khác nhau như SH màu vàng, bạc, nâu; Lead màu vàng EZ Flip ngọc trai, vàng đồng; Click play và Click Exceed màu trắng cam, hồng, xanh, ….vv

 Price (giá cả): Các sản phẩm Honda có giá cạnh tranh hợp lý, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm đó.

 Place ( Phân phối): Công ty Honda Việt Nam phân phối sản phẩm xe máy thông qua hệ thống cửa hàng bán hàng và dịch vụ do Honda ủy nhiệm.Honda Việt Nam có mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước.

 Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): Hoạt động quảng cáo được Honda việt nam sử dụng nhiều trên các phương tiện truyền thông, tạp chí, báo chí, quảng cáo ngoài trời như pani, áp-phích…

c. Chi phí

Khi doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được chi phí họ sẽ giành được thế chủ động trong việc thay đổi giá giành được lợi thế cạnh tranh, tránh mạo hiểm

Nhiều sản phẩm của Honda đã được tăng giá do kiểm soát được chi phí. Ví dụ như Air Blade FI 2011(phiên bản thể thao) giá cũ là 36.990.000 đồng còn giá mới là 37.990.000 đồng tăng 1000.000 đồng hay Wave RSX FI AT-phiên bản phanh đĩa / bánh mâm (vành đúc) giá cũ là 27.590.000 đồng còn giá mới là 30.590.000 đồng tăng 3000.000 đồng…..

Những yếu tố bên ngoài

a. Đặc điểm của thị trường:

Honda Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của khách hàng. Bởi vì nhận thức về sự hiểu biết đối với sản phẩm, thương hiệu, giá cả của khách hàng bị hạn chế, họ thường hoài nghi về mức giá chào hàng. Khi mua một sản phẩm với giá cụ thể người mua thường so sánh với mức giá tham khảo.

b. Cạnh tranh

Khi điều chỉnh mức giá doanh nghiệp không thể bỏ qua thông tin về giá thành, giá cả và các phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Honda có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Yamaha, suzuki,….

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp.Trong việc phát triển sản phẩm mới Honda đã phải nghiên cứu và đưa ra những chiến lược giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing cho xe máy Honda (1) pps (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w