Tài liệu thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng) (Trang 28 - 30)

1 Khoản 4, Điều 35, Luật Xây dựng năm 2003.

2.5. Tài liệu thiết kế

Tài liệu thiết kế xây dựng công trình được quy định cụ thể trong Mục 2 Luật Xây dựng năm 2003, và được cụ thể hóa tại Điều 16, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án xây dựng công trình.

Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.

- Thiết kế cơ sở chính là phần bản vẽ thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình nói trên.

- Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện theo thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công.

- Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế đảm bảo thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Tùy theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

- Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập Dự án xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

- Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập Dự án đầu tư xây dựng công trình và có quy mô lớn, phức tạp.

Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Đối với những công trình bắt buộc phải thi tuyển thiết kế như các công trình công cộng có quy mô cấp I, cấp đặc biệt, các công trình có

yêu cầu kiến trúc đặc thù1

thì ngoài thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan kể trên thì còn có hồ sơ thi tuyển thiết kế kiên trúc công trình. Hồ sơ này bao gồm:

- Kế hoạch thi tuyển được phê duyệt; - Yêu cầu thiết kế được phê duyệt; - Quy chế thi tuyển;

- Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá xếp hạng phương án dự thi (hoặc Tổ chuyên gia) và Quy chế làm việc của Hội đồng;

- Các thiết kế dự tuyển;

- Báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi của Hội đồng; - Văn bản phê duyệt phương án thiết kế trúng tuyển của chủ đầu tư kèm theo thiết kế trúng tuyển.

Có thể nói, nếu tài liệu khảo sát là một trong những căn cứ để thiết kế công trình thì tài liệu thiết kế lại là cơ sở để thi công công trình. Dựa vào những thiết kế này, đơn vị thi công sẽ tiến hành xây dựng theo đúng với thiết kế đã được phê duyệt. Do vậy, tài liệu thiết kế cũng là một nguồn tài liệu quan trọng không chỉ trong việc thi công mà còn trong cả việc quy kết trách nhiệm khi xảy ra sự cố công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng) (Trang 28 - 30)