Tiêu chuẩn áp dụng các phương pháp khoa học công nghệ mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng) (Trang 71 - 72)

2 Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.

2.11. Tiêu chuẩn áp dụng các phương pháp khoa học công nghệ mớ

Tiêu chuẩn này phản ánh sự phát triển của ngành xây dựng về mặt kỹ thuật. Những công trình áp dụng các giải pháp khoa học mới hoặc kỹ thuật xây dựng tiến tiến được xác định thời hạn bảo quản cao vì những tài liệu này phản ánh bước phát triển của ngành xây dựng tại thời điểm đó, đồng thời là tài liệu thảm khảo có giá trị để nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới này trong việc xây dựng công trình tiếp theo.

Ví dụ: Công trình Trung tâm Điều hành viễn thông, tin học và chăm sóc khách hàng (Viễn thông Bắc Ninh - Thành phố Bắc Ninh) là công trình đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh áp dụng giải pháp kết cấu sàn rỗng BubbleDeck có thành phần cơ bản là lưới thép hàn lớp trên, lớp dưới và ở giữa là các quả bóng rỗng bằng nhựa tái chế. Về kết cấu, bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ BubbleDeck chính là những quả bóng nhựa rỗng thay thế cho phần bê tông không tham gia chịu lực tại các thớ giữa của bản sàn giúp làm giảm nhẹ tới 35% trọng lượng và qua đó giảm nhẹ các kết cấu khác

như móng, vách và đặc biệt là giảm kích thước, tăng khoảng cách hệ cột một cách đáng kể. Với các ưu điểm kỹ thuật trên, sàn BubbleDeck mang lại những hiệu quả kinh tế tích cực, tiết kiệm bê tông (giảm 50% lượng bê tông so với phương pháp đổ sàn truyền thống), sử dụng ít cốt thép, chi phí vận chuyển thấp, rút ngắn thời gian thi công, công tác lắp đặt thiết bị và hoàn thiện trở nên đơn giản hơn. Đây là công nghệ sàn mới, hiện đại trong xây dựng được ứng dụng, phát triển thành công tại Châu Âu. Ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng, công nghệ này còn rất mới mẻ, do vậy, những tài liệu liên quan đến công trình này có giá trị tham khảo nhằm tìm hiểu về công nghệ mới được áp dụng và nghiên cứu tính khả thi của công nghệ mới trong điều kiện địa hình, địa chất và khí hậu ở Việt Nam.

Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật khoa học mới xuất hiện không ít trường hợp chỉ áp dụng cho một hoặc một vài hạng mục công trình. Đối với trường hợp này thì khi xác định giá trị tài liệu cần lưu ý đến bản chất của công nghệ mới được áp dụng trong công trình. Khi xác định được công nghệ mới đó được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam, có khả năng đem lại lợi ích về kinh tế, kỹ thuật thì cần xác định giá trị bảo quản cao cho hạng mục công trình đó.

Khi vận dụng tiêu chuẩn áp dụng các phương pháp khoa học mới trong việc xác định giá trị tài liệu cần đặc biệt lưu ý đến “cái mới” của giải pháp khoa học được ứng dụng trong công trình. Những giải pháp khoa học thực sự mới mẻ, lần đầu tiên được áp dụng trong kỹ thuật xây dựng công trình mới là đối tượng được xét đến của tiêu chuẩn này, còn những giải pháp đã cũ nhưng được cải tiến cho phù hợp với điều kiện mới mà không làm thay đổi nguyên lý của giải pháp cũ thì không được xác định giá trị cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)