Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng) (Trang 46 - 49)

4. Các cơ quan tham gia xây dựng công trình

4.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Theo Luật Xây dựng năm 2003, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.

- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Các cơ quan này quản lý nhà nước về xây dựng đối với mỗi công trình xây dựng trên các phương diện: quyết định đầu tư xây dựng công trình, thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng công trình.

* Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo đó:

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

1

Khoản 3, Điều 18 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác.

+ Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.

+ Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.

- Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.

Đối với cơ quan quyết định đầu tư xây dựng công trình, tài liệu liên quan đến công trình xây dựng bao gồm Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình. Đây là tài liệu phản ảnh chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan quyết định đầu tư, do vậy nó có thời hạn bảo quản vĩnh viễn tại cơ quan này.

* Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện việc thẩm tra thiết kế của các công trình được quy định như sau:

- Cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thẩm tra thiết kế các công trình theo chuyên ngành quản lý.

- Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đối với cơ quan thẩm định thiết kế của các công trình xây dựng, tài liệu liên quan đến công trình bao gồm Hồ sơ thẩm tra thiết kế và văn bản về kết quả thẩm tra thiết kế. Những tài liệu này nằm trong nhóm tài liệu thiết kế của công trình.

*Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo đó:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định nêu trên.

- Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng thì tài liệu lưu trữ liên quan đến công trình ở những cơ quan này gồm có: Đồ án, chứng chỉ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, hồ sơ xin cấp phép xây dựng và Giấy phép xây dựng do cơ quan ban hành. Mặc dù đồ án xây dựng, chứng chỉ quy hoạch xây dựng không phải do cơ quan này sản sinh ra những nó là căn cứ để cấp giấy phép xây dựng, do vậy những tài liệu này cũng có giá trị bảo quản cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng) (Trang 46 - 49)