Vị trí của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

mục đích, không bị lạm dụng. Sự an toàn phải trả giá bằng sự kém linh hoạt.

+ Các cơ chế kiểm soát khác của nhà nước: Nhà nước còn thiết kế những thể chế có trách nhiệm kiểm soát các cơ quan đại diện thực thi QLNN đạt được đúng mục tiêu, hiệu quả. Đây là cách thức thiết lập sự theo dõi của “cảnh sát tuần tra” đối với các cơ quan của nhà nước, chẳng hạn như cơ quan kiểm toán, thanh tra, tòa án, điều tra… và các biện pháp theo dõi trực tiếp khác.

Nhìn chung, các biện pháp, cơ chế kiểm soát là một hệ thống phức tạp của các bộ phận có mối liên hệ lẫn nhau cùng thực hiện chức năng kiểm soát thống nhất, phù hợp với nhiệm vụ, các quyền và nghĩa vụ của mình. Các bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm soát có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vì loại kiểm soát do cơ quan, tổ chức này thực hiện sẽ bổ sung cho loại kiểm soát do cơ quan tổ chức khác thực hiện. Trên thực tế đó là sự kết hợp kiểm soát của nhà nước với kiểm soát của xã hội, sự kiểm soát bằng thể chế với sự kiểm soát thông qua giáo dục, nhận thức.

1.3. Vị trí, vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước quyền lực nhà nước

1.3.1. Vị trí của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước nhà nước

TTĐC thường được coi là nhánh “quyền lực thứ tư”, thách thức ba nhóm chính thống trong hệ thống QLNN là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mặc dù không thể làm những việc như ba nhánh quyền lực kia, nhưng cách mà TTĐC định hướng thái độ chính trị của công chúng khiến cho họ trở thành nhân tố thiết yếu trên bàn cờ chính trị. Trong xã hội hiện đại, TTĐC đã tích cực tham gia kiểm soát QLNN. Tuy sự kiểm soát này không mang tính nhà nước nhưng nó có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các phương thức kiểm soát QLNN. Khác với các cơ quan nhà nước dùng biện pháp hành chính và trừng phạt kinh tế đối với các vi phạm, TTĐC đưa ra không chỉ cơ sở pháp

lý mà cả chuẩn mực đạo đức để đánh giá các sự kiện, nhân vật. Vai trò kiểm tra, giám sát của TTĐC càng đặc biệt quan trọng khi phe đối lập hoạt động yếu và khi hệ thống kiểm tra, giám sát của nhà nước chưa hoàn thiện. Đồng thời, các cơ quan TTĐC cũng phê phán, phản biện lẫn nhau làm cho thông tin được hiểu đúng hơn. Điều này thường xảy ra khi chúng nằm trong tầm kiểm soát của các thế lực khác nhau, từ đó có lập trường, quan điểm khác nhau.

Do tính chất nghề nghiệp của mình, TTĐC có khả năng kết nối, tạo lập dư luận công cộng gây sức ép với nhà nước, buộc nhà nước phải có trách nhiệm trong nhiều vấn đề quan trọng. Đây là sự giám sát và phản biện có tính chất thường xuyên của xã hội đối với nhà nước

Việc giám sát thường xuyên bằng công luận đòi hỏi phải có tự do ngôn luận (đặc biệt là tự do báo chí) và tự do liên hiệp như các bảo đảm về sự tự hoàn thiện, nâng cao dân trí, nâng cao trách nhiệm xã hội của cá nhân, vốn là điều kiện thiết yếu của tiến trình hoàn thiện dân chủ. TTĐC là nền tảng của dân chủ, là bộ phận không thể tách rời của xã hội dân chủ, là “tai mắt”, “người canh cửa” cho dân chủ.

Với tư cách là nhánh quyền lực “phi thiết chế”, không chính thức, dù không có được nền tảng nhà nước và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, cũng không mang tính bắt buộc, nhưng với những áp lực xã hội, sự thuyết phục, tư vấn và gợi mở, TTĐC có thể thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đôi khi áp lực của nó còn mạnh mẽ hơn sức mạnh của quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế… Vì thế, nó được coi là cơ quan đối trọng với cả ba nhánh quyền lực “truyền thống”, có vai trò kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, kiềm chế sự lạm dụng của đội ngũ công chức nhà nước.

Như vậy, cùng với cơ chế tự kiểm soát quyền lực từ bên trong, TTĐC với tư cách là cơ chế kiểm soát QLNN từ bên ngoài sẽ là sự bổ sung tích cực

và góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát QLNN, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)