Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm của các cơ quan TTĐC, các nhà báo trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 88)

luật về quyền và trách nhiệm của các cơ quan TTĐC, các nhà báo trong tiếp cận thông tin, đưa tin về hoạt động của các cơ quan QLNN

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước phải hướng tới việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo lợi ích cho nhân dân và hướng tới xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp vì hạnh phúc của nhân dân.

Hoạt động kiểm soát QLNN của TTĐC là nhằm góp phần xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả để quản lý tốt

mọi mặt đời sống - xã hội theo pháp luật, thể hiện được quyền lực của nhân dân và vì nhân dân.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, hiện nay những quy định trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh về hoạt động giám sát của TTĐC mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung, có tính chất khung, còn thiếu những quy phạm về quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin cho các cơ quan TTĐC. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm của các cơ quan TTĐC, các nhà báo trong tiếp cận thông tin, đưa tin về các cơ quan nhà nước chính là tạo môi trường pháp lý cho TTĐC hoạt động. Nó góp phần thể hiện tính công khai, minh bạch của chính quyền, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có quyền yêu cầu các quan chức nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và kết quả hoạt động của cơ quan mình. Sự ra đời của đạo luật này sẽ tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của nhân dân và các phương tiện TTĐC, thông qua đó nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền.

- Trước hết, đề nghị Quốc hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Bản quyền, Luật Quảng cáo, Luật Điện ảnh, Luật về sử dụng mạng Internet cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của hoạt động TTĐC trong giai đoạn hiện nay. Trong đó cần quy định đầy đủ và rõ ràng về nội dung, hình thức, cơ chế và hiệu quả pháp lý của hoạt động kiểm soát các cơ quan công quyền, nhất là các cơ quan nhà nước, của TTĐC; đồng thời quy định rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước về cung cấp thông tin cho các cơ quan TTĐC. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để thực hiện tốt và có hiệu quả chức năng kiểm soát của TTĐC đối với hoạt động của các cơ quan

nhà nước, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua TTĐC.

- Một số nội dung của Luật Báo chí cần được làm rõ như tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí; nội dung quản lý nhà nước, nhất là công tác cán bộ báo chí, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí…

Một vấn đề nữa cũng cần được làm rõ là khi báo chí thông tin sai sự thật thì ngoài cải chính, bị xử lý theo pháp luật còn phải bồi thường ra sao về thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về uy tín, danh dự.

- Ban hành các quy định về quyền được hành nghề của nhà báo, các chế tài bảo vệ nhà báo, xử phạt các tổ chức cá nhân cố tình cản trở nhà báo, đe dọa uy hiếp tính mạng của nhà báo… Khi đã có quy định của pháp luật, việc xử lý sẽ nghiêm minh và rõ ràng, các nhà báo sẽ tự tin, mạnh dạn hành nghề, làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Tăng cường phổ biến và giáo dục kiến thức pháp luật về lĩnh vực TTĐC cho cán bộ, nhân dân để mỗi người đều hiểu và tham gia giúp đỡ các nhà báo hành nghề. Theo Luật Báo chí, không ai được ngăn cản, gây trở ngại khi nhà báo tác nghiệp theo quy định. Mỗi người cần hiểu rõ những quy định về mối quan hệ giữa nhà báo, cơ quan báo chí và các cơ quan nhà nước, công dân. Tuyên truyền, phổ biến Luật Báo chí một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội để hiểu và hỗ trợ cho hoạt động báo chí.

- Về quy định phải trả lời trên báo chí, pháp luật cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cán bộ phải có trách nhiệm trả lời trên báo chí về các vấn đền mà báo chí nêu, tránh tình trạng nhiều vụ việc rơi vào im lặng như thực tế vừa qua.

- Cần ban hành quy định về quyền tiếp cận thông tin và danh mục các loại thông tin được tiếp cận, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước không

được công bố… Hiện nay, việc khai thác thông tin của báo chí phần nhiều là do cảm tính, có những thông tin do cơ sở cung cấp hoặc do nhà báo tự khai thác, song mức độ chính thức còn hạn chế. Trường hợp các nhà báo bị kiện hoặc thậm chí bị đưa ra tòa do phạm phải tội danh “làm lộ bí mật nhà nước” đã từng xảy ra cũng chính bởi nguyên nhân này. Khi đã có luật về thông tin, nhà báo sẽ có thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, khai thác và đăng tải thông tin. Thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải kèm theo nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Trong hầu hết các luật tiếp cận thông tin của các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về những thông tin, tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, nghề nghiệp… không được công bố công khai hay không được tiếp cận.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao sức mạnh của bộ máy chính quyền các cấp. Khi hệ thống chính trị đủ mạnh, pháp luật nghiêm minh, việc thực thi pháp luật được đảm bảo nghiêm túc, công bằng… thì việc kiểm soát QLNN của TTĐC mới phát huy hiệu quả. Khi không còn hiện tượng cố tình làm ngơ, hay bao che… của một bộ phận cán bộ trong chính quyền với cấp dưới thì sức mạnh đấu tranh của TTĐC mới được phát huy. Chính những người làm ra luật, thực thi pháp luật và tuyên truyền pháp luật phải thực sự gương mẫu, nghiêm túc, minh bạch thì hệ thống chính trị mới vững, tạo được niềm tin trong nhân dân. Có như vậy, TTĐC mới có đủ nền tảng để hoạt động, làm tốt chức năng của mình là “tiếng nói của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân”.

Như vậy, tăng cường quản lý các hoạt động TTĐC bằng pháp luật là yêu cầu tất yếu hiện nay ở nước ta. Việc sớm ban hành những bộ luật và văn bản dưới luật đã nêu trên là việc làm cần thiết nhằm lặp lại trật tự trong các lĩnh vực này, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh, đúng hướng, từng bước đưa các hoạt động có liên quan đến truyền thông, hoạt động truyền

thông đi vào nền nếp, phát huy mặt tích cực và thế mạnh vốn có để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 88)