TTĐC phản ánh thái độ của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 76)

mật kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khai thác đời tư cá nhân, vi phạm Luật Báo chí; ít chú ý tới việc phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi biết sai không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc; khai thác và sử dụng thông tin của báo chí bên ngoài thiếu chọn lọc, trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, truyền thống văn hóa của dân tộc…[28, tr.8]

2.2.3. TTĐC phản ánh thái độ của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước nhà nước

Bên cạnh việc giám sát hoạt động thực thi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công

chức nhà nước, TTĐC còn phát huy thế mạnh của mình trong việc phản ánh thái độ của nhân dân đối với các cơ quan QLNN. Trong những năm qua, TTĐC đã tích cực chuyển tải ý kiến nhận xét, đánh giá của người dân về quá trình quản lý của Nhà nước, quá trình thực thi QLNN của các cơ quan, tập thể, cán bộ công chức.

Từ việc theo dõi thông tin về các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các địa phương, người dân xem xét tính phù hợp của các hoạt động đó với ý chí và nguyện vọng của mình, từ đó có những hành động tiếp theo để thực hiện quyền của người làm chủ thực sự, là đóng góp ý kiến vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Các ý kiến nhận xét, đóng góp của công chúng chuyển tải đến các cơ quan dân cử được báo chí trung ương và địa phương thực hiện dưới hình thức đăng, phát tin bài phóng sự điều tra, phỏng vấn nhanh, các bài viết có tính xây dựng nhằm hoàn thiện hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; truyền hình trực tiếp các phiên họp, các buổi trả lời chất vấn hoạt động của các đại biểu tại các kỳ họp…

Công tác truyền thông phục vụ hoạt động giám sát của công chúng đối với Quốc hội thời gian qua đã có nhiều chuyển biến quan trọng, đặc biệt là mảng thông tin về Quốc hội, đại biểu Quốc hội được chuyển tải kịp thời đến công chúng. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyển tải thông tin, phát thanh và truyền hình trực tiếp nhiều hoạt động quan trọng diễn ra trong các kỳ họp Quốc hội, thông tin về hoạt động của Quốc hội qua mạng Internet như: Báo Nhân dân điện tử: Lao động điện tử, Báo điện tử ViệtNamnet; trang Thông tin điện tử của Quốc hội; các tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật… đã góp phần tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội đến công chúng. Hoạt động tiếp nhận và chuyển tải nguồn thông tin đến từ công chúng nhất là hoạt động tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân đã được

các cơ quan truyền thông thực hiện ngày càng bài bản và khoa học hơn. Quyền giám sát của nhân dân đối với các cơ quan dân cử vì thế cũng ngày càng được người dân, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội quan tâm và tăng cường hơn. Với tinh thần “đúng, trúng, kịp thời, bức xúc và hệ trọng” liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thi hành pháp luật, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, những buổi chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội trở nên rất sôi nổi và ngày càng hấp dẫn, đáp ứng được mong đợi, quan tâm của đông đảo cử tri cả nước. Có nhiều đại biểu Quốc hội được nhân dân đánh giá cao thông qua phát biểu và đặt câu hỏi chất vấn các thành viên Chính phủ như Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai), Danh Út (đoàn Kiên Giang), Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam), Lê Văn Cuông (đoàn Thanh Hóa)... Ấn tượng nhất là đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn). Ông không chỉ “làm nóng” diễn đàn Quốc hội các khóa XI, XII, mà tên của ông còn phủ kín các mặt báo với những phát biểu mạnh mẽ, khảng khái, sắc sảo về những vấn đề thời sự của đất nước.

Nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri về hoạt động của các cơ quan nhà nước được TTĐC đăng tải đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò giám sát các cơ quan, cán bộ nhà nước, về phòng, chống tham nhũng; hiểu rõ hơn các vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước.

Ở một khía cạnh khác, TTĐC còn là diễn đàn để nhân dân phản ánh, phê bình, chỉ trích những yếu kém, sai phạm, tiêu cực của các cơ quan nhà nước, nhất là cán bộ quản lý hành chính.

Mục “Ý kiến bạn đọc” của nhiều báo mạng điện tử đã đăng những ý kiến phản hồi về những bài viết, phóng sự mang tính tố cáo, đấu tranh chống tiêu cực, những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm. Với hình thức này, bất cứ ai cũng có thể bày tỏ chính kiến của mình. Đây là một kênh rất hiệu quả để

người dân trực tiếp thể hiện quyền giám sát của mình đối với các cơ quan QLNN. Được thông tin, phản hồi ý kiến, được nói lên tiếng nói của mình, đó là điều mà báo mạng có ưu thế đem lại cho công chúng. Và điều quan trọng hơn, chính tiếng nói của người dân đã góp phần quan trọng để các cấp lãnh đạo, quản lý lắng nghe, điều chỉnh một số quyết sách cho phù hợp. Đồng thời, những ý kiến bình luận của độc giả cũng tạo nên “sức ép” để một số cơ quan, chính quyền phải “lên tiếng” về trách nhiệm trước những sai phạm của mình.

Năm 2011, sau một loạt các bài viết trên trang điện tử Dantri.com về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ án ở ngôi nhà số 194 phố Huế (Hà Nội), báo này ngay lập tức nhận được hàng trăm ý kiến của độc giả, phản đối việc cơ quan Thi hành án quận Hai Bà Trưng “lấp liếm” sự thật, có dấu hiệu không minh bạch trong việc điều tra vụ án. Trước sức mạnh của dư luận xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đã “vào cuộc” điều tra và phát hiện những dấu hiệu sai phạm của cơ quan Thi hành án quận Hai Bà Trưng trong vụ việc này.

Cũng trong năm 2011, trước sự phản ánh, cung cấp thông tin của người dân thông qua TTĐC (mục “bạn đọc” trên báo điện tử Dân trí) về việc người dân huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã từ 30 - 40 năm nay (số ít nhất cũng trên 10 năm) có giấy tờ mua bán đất được chính quyền địa phương xác nhận, hàng năm các hộ đều đóng thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước mà vẫn phải sống trong cảnh mòn mỏi chờ cấp sổ đỏ. Trước sức ép mạnh mẽ của TTĐC và dư luận xã hội, chính quyền Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ việc cấp sổ đỏ tại huyện Từ Liêm, đảm bảo cơ sở pháp lý về quyền sở hữu đất đối với những hộ gia đình này. Đồng thời, trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Chỉ thị chấn chỉnh việc cấp sổ đỏ cho các họ dân cư.

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều vụ việc việc cho thấy vai trò quan trọng của dư luận được phản ánh trên các phương tiện TTĐC trong việc

tham gia kiểm soát QLNN. Có thể nói, những năm gần đây, TTĐC “vào cuộc” đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và đã thực sự được nhân dân tin tưởng, buộc nhiều cơ quan nhà nước phải e ngại. Gần đây đã hình thành cơ chế thông tin hai chiều giữa lãnh đạo các cơ quan, chính quyền các cấp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, định hướng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh kịp thời nguyện vọng của nhân dân trước các vấn đề bức xúc của xã hội, các vụ việc tiêu cực trong các cơ quan nhà nước. Các bài báo không những đã biểu dương người tốt, việc tốt, tập thể tốt mà còn tham gia tuyên truyền tạo ra sự nhất trí cao trong các tầng lớp nhân dân, góp phần cùng các cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội: thi hành luật đất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù, cấp sổ đỏ; quản lý trật tự kỷ cương, văn minh đô thị, lên án các biểu hiện tham ô, tham nhũng. TTĐC đã tạo dư luận lên án các hành vi vi phạm pháp luật, cung cấp chứng cứ cho các cơ quan nhà nước xử lý. Với bài viết về vụ tổ chức cướp than động trời tại Quảng Ninh, báo Lao động (số 69/2010) đưa ra ánh sáng một vụ cướp than được tổ chức chặt chẽ, bài bản theo quy mô chiến dịch. Với nhiều phương tiện cơ giới hùng hậu và lực lượng tinh nhuệ, bọn “thổ phỉ” đã cướp đi hàng nghìn tấn than thuộc địa bàn quản lý của Công ty than Mạo Khê. Cuộc cướp phá kéo dài suốt bảy ngày đêm từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 2 năm 2010, nhưng một tháng sau sự kiện động trời này vẫn bị giấu kín. Chỉ khi phóng viên báo Lao động vào cuộc, vụ việc mới được lôi ra ánh sáng. Qua nguồn tin này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh báo cáo sự việc lên Thủ tướng Chính phủ và tiến hành điều tra. Cuối cùng mọi việc đã được làm sáng tỏ, Giám đốc công ty đã bị bắt và nhiều người liên đới đã phải chịu sự trừng trị của pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Các hiện tượng tiêu cực khác như: nạn phá rừng ở

huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận), nạn “cơm tù” trên trục giao thông Bắc - Nam, chuyện một người dân 86 lần đi xin chữ ký của “quan phường” ở Hà Nội, việc cho người nước ngoài thuê đất trồng rừng ở những địa phận trọng yếu của quốc gia, cơ quan chính quyền địa phương ở Khánh Hòa cho người nước ngoài (Trung Quốc) thuê đất, mặt biển nuôi trồng thủy sản mấy năm sau (năm 2012) mới bị phát hiện; vụ rừng quốc gia Yook Đôn bị tàn hạ chưa từng thấy, vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An), vụ PMU18, … và gần đây nhất là vụ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASIN) thất thoát, thua lỗ với món nợ khổng lồ (86 nghìn tỷ đồng) dẫn đến việc bắt giam một loạt cán bộ lãnh đạo của tập đoàn này… được dư luận quan tâm theo dõi, đồng thời là bài học hết sức sâu sắc cho việc quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng, doanh nghiệp nhà nước nói chung. Hiện nay, nhiều tờ báo đăng tin về những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đơn vị trong và ngoài VINASIN nhằm tái cơ cấu để vực dậy sản xuất, kinh doanh, cứu VINASHIN khỏi bờ vực phá sản. Báo Lao động, Nhân dân, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật và Đời sống… đã đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực.

Hiện nay, những vụ việc tiêu cực, tham nhũng được phát hiện và đưa lên các phương tiện TTĐC đã có những hiệu ứng mạnh mẽ, tạo nên dư luận xã hội rộng rãi, gây áp lực buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý các vụ việc đã được nêu ra. Cử tri, quần chúng nhân dân khi có những oan sai, khiếu kiện không được giải quyết thường tìm đến nhà báo để hy vọng được giúp đỡ, đưa tiếng nói của mình đến cơ quan công quyền, buộc các cơ quan chức năng phải xem xét giải quyết. Có thể nói trong những năm qua đa số các vụ tham nhũng bị xử lý là do nhân dân phát hiện, các cơ quan TTĐC vào cuộc kịp thời gây áp lực buộc các cơ quan chức năng phải thực hiện chức trách của mình.

Tuy nhiên, sự phản ánh thái độ của nhân dân về các cơ quan nhà nước nhiều khi chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều vụ việc phải đợi đến khi được các cơ quan chức năng kết luận thì ý kiến của nhân dân mới được chứng

minh là đúng. Đó là trường hợp cách đây không lâu, đối với ông Trần Mai Hạnh và Nguyễn Sỹ Chiến: ý kiến, dư luận quần chúng rất nhiều, báo cáo điều tra dư luận ngày 9/2/2001 cũng đã phản ánh ý kiến bất bình của nhân dân nhưng họ vẫn tiếp tục được giữ các trọng trách của Nhà nước.

Một hạn chế nữa là nhiều khi sự phản ánh thái độ của nhân dân nếu không cẩn thận sẽ gây hậu quả xấu cho các cơ quan QLNN. Đó là khi các thế lực thù địch lợi dụng các thông tin thiếu chính xác để chống phá Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cho mục đích chính trị của chúng. Một khi nhà báo không có đủ sự từng trải và bản lĩnh về chính trị, sẽ dễ bị lôi kéo. Trường hợp nhà báo Trần Uy và một số nhà báo trẻ khác ở Đài Truyền hình Việt Nam liên quan đến vụ luật sư Lê Công Định và đảng phản động Tân Việt là một điển hình. Tất nhiên về sự việc này, hầu như các tờ báo chính thức trong nước đều không có bình luận. Nhưng nhiều tờ báo nước ngoài, đặc biệt là báo mạng điện tử thì có nhiều bài viết, bình luận xung quanh cái tên Trần Uy - Diệu Linh.

2.3. Một số giải pháp phát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 76)