Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐC, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân về vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 80)

đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân về vai trò của TTĐC trong đời sống xã hội nói chung, trong kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng

Trong bất cứ lĩnh vực nào, một hành động chỉ được coi là tự giác, có trách nhiệm khi chủ thể nhận thức đúng đắn mục đích, vị trí, vai trò và quy trình của hành động đó. TTĐC là hoạt động tác động vào ý thức của con người nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng chính trị đang lãnh đạo xã hội. Với chức năng tạo dư luận xã hội, trong lĩnh vực kiểm soát QLNN, TTĐC đã có vai trò quan trọng trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, giúp các cơ quan nhà nước

hoạt động đúng mục đích và hiệu qủa. Để phát huy vai trò của TTĐC trong đời sống xã hội nói chung, trong kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng thì việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐC, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân là giải pháp cần thiết và quan trọng nhất.

Bằng sức mạnh “tạo dư luận xã hội” của mình, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông phải nhận thức sâu sắc rằng, kiểm soát QLNN là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục mà Đảng và Nhà nước giao phó. Do vậy, họ phải tiếp tục đưa tin về các hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là Quốc hội, đồng thời cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội, phản ánh dư luận xã hội về các vấn đề lớn của đất nước để các cơ quan QLNN có cơ sở đưa ra những quyết định, chính sách đúng đắn và thực hiện tốt chức năng của mình. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông phải nhanh nhạy, dũng cảm tấn công tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, như những chiến sĩ - xã hội dũng cảm nhất. Phải thông tin một cách khách quan, trung thực và đúng định hướng. Mặt khác, cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân trong việc cung cấp cho các cơ quan TTĐC những thông tin cập nhật, chính xác về tình hình hoạt động của các cơ quan nhà nước, về các hành vi tiêu cực của cán bộ công chức nhà nước; những gương điển hình trong phòng, chống tham nhũng,.. Các cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân phải nhận thấy kiểm soát QLNN không chỉ là vấn đề của giới truyền thông mà đó là hoạt động của toàn xã hội. Đây là một kênh quan trọng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đội ngũ các nhà báo không thể phát huy được vai trò của mình nếu thiếu sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của họ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ truyền thông, cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân cần có biện pháp phối hợp chặt chẽ nhằm góp phần kiểm soát QLNN. Càng phối hợp chặt chẽ

với đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân, cán bộ truyền thông càng dễ dàng thiết lập, mở rộng được nhiều quan hệ xã hội, đặc biệt sẽ mở ra được điều kiện đa dạng hóa thông tin, sử dụng ngôn từ phong phú. Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân ủng hộ TTĐC nói chung và các cán bộ truyền thông nói riêng thì chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, kiểm soát QLNN của TTĐC mới được đảm bảo.

Mỗi cán bộ công chức và mỗi công dân trở thành một nhà báo hoặc một nhà cung cấp thông tin khi cần. Bởi chính những người dân là đầu mối thông tin quan trọng đối với các phương tiện TTĐC. Tuy nhiên nguồn tin từ phía người dân rất đa dạng và không phải lúc nào cũng chính xác, đòi hỏi các nhà báo phải tỉnh táo phân tích, kiểm chứng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của TTĐC và tác động tiêu cực đến các cơ quan nhà nước. Do vậy, ngay cả khi phối hợp chặt chẽ với quần chúng, các nhà báo phải giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp, có tri thức cần thiết và có lề lối làm việc khoa học, phù hợp. Các phương tiện TTĐC phải xử lý nhanh, chuyển tải kịp thời, chính xác về các vụ việc trong các cơ quan nhà nước sẽ thu hút ngay sự quan tâm của bạn đọc và sớm tạo ra áp lực dư luận xã hội có tính phản ứng dây chuyền, cùng tham gia kiếm soát QLNN, chống lại các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy công quyền.

Để phát huy tốt vai trò cung cấp thông tin của cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân, cơ quan TTĐC và cán bộ truyền thông cần có sự quan tâm và đãi ngộ xứng đáng với người cung cấp tin, khuyến thích sự tham gia, ủng hộ của cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân. Lâu nay cũng có nhiều trường hợp người cung cấp tin (nếu được đăng tải) được trả nhuận bút, song nếu nguồn tin đó thực sự chất lượng thì chế độ đãi ngộ phải tương xứng thì mới khuyến khích được sự cộng tác của người dân. Ngoài những người trực tiếp viết tin bài, các tờ báo và cơ quan truyền thông cần xây dựng một đội ngũ cộng tác viên tại cơ sở, không ai khác chính là

những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tầng lớp nhân dân để họ có thể trực tiếp phát hiện, thu nhận thông tin, nhất là những nguồn tin mang tính chất chống tiêu cực, sai phạm trong bộ máy lãnh đạo chính quyền cơ sở. Và quan trọng hơn hết, cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho những người cung cấp thông tin mang tính chất tố cáo vi phạm, tiêu cực. Trong tất cả mọi trường hợp (trừ phi được cơ quan pháp luật yêu cầu), các cán bộ truyền thông không được tiết lộ danh tính của người cung cấp thông tin để đảm bảo an toàn và tránh phiền nhiễu cho họ). Đã có trường hợp người dám đứng lên đấu tranh chống tiêu cực, cung cấp tin cho báo chí lại gặp phải mối hiểm nguy, đe dọa, gây khó dễ… (như trường hợp thầy giáo Đỗ Việt Khoa - người đã dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong thi cử và trong ngành giáo dục của địa phương, sau khi trở về công tác lại bị xa lánh, gây khó khăn trong công tác…). Trường hợp ông Hoàng Văn Khánh, Tổng giám đốc công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Hải Phòng đã trở thành “người nổi tiếng bất đắc dĩ” vì đã tố cáo và cộng tác với cơ quan điều tra bắt quả tang nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đòi và nhận hối lộ 1 tỷ đồng. Bản thân ông Khánh và công ty đã chịu hậu quả từ việc đấu tranh chống tham nhũng do tài khoản bị phong tỏa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của công ty. Và còn rất nhiều những trường hợp cụ thể nữa đã và đang phải chịu rất nhiều áp lực từ việc dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Tuyên truyền sự hiểu biết pháp luật và các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực TTĐC và hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông cho mọi công dân trong xã hội - trước hết đó là trách nhiệm của chính các cơ quan TTĐC, tiếp đó là các tổ chức xã hội, các cơ quan tuyên truyền cấp trung ương đến địa phương. Nếu mỗi người dân, mỗi cơ quan tổ chức trong xã hội đều hiểu luật, có trách nhiệm và ý thức công dân - chắc chắn sẽ góp phần quan

trọng trong việc hỗ trợ báo chí làm tốt chức năng thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận và quan trọng nhất đó là thay mặt người dân giám sát QLNN, đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 80)