Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các cơ quan TTĐC, để các cơ quan này hoạt động theo đúng tôn chỉ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 100)

với các cơ quan TTĐC, để các cơ quan này hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật

Ở Việt Nam, TTĐC vừa là một thiết chế, một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, do vậy phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nguyên tắc hàng đầu, bất di bất dịch. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc định hướng tư tưởng chính trị và sự quản lý của Nhà nước thông qua việc thể chế hóa những cơ chế, chính sách cụ thể cho TTĐC hoạt động, TTĐC đã làm tốt vai trò chính trị - xã hội của mình và tỏ rõ được khả năng xung kích trong các lực lượng chống lại tham nhũng, phát hiện các hành vi tiêu cực trong bộ máy QLNN. Quá trình định hướng này là nhất quán, ngày càng có xu thế cụ thể hóa theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng. Đảng ta đã định hướng báo chí tham gia kiểm soát QLNN thông qua các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ và qua một số Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.

Thực tiễn cho thấy, nếu không được Đảng định hướng, các sản phẩm của TTĐC sẽ từng bước trượt dần sang bình diện thuần túy chủ quan, nặng

dấu ấn cá nhân, xa rời tôn chỉ, mục đích. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với TTĐC ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Xã hội càng phát triển, TTĐC càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thực, có sức thuyết phục, TTĐC có khả năng tạo dựng dư luận xã hội, từ đó thúc đẩy hành động phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. TTĐC không chỉ là tư tưởng, sắc bén, lợi hại, mà còn là người cổ động tập thể, tổ chức tập thể. Điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Vì thế Đảng lãnh đạo như một điều kiện tiên quyết bảo đảm sự phát triển có hiệu quả của phương tiện TTĐC, là cơ sở cho sự ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển chung của chế độ.

Đảng lãnh đạo TTĐC không chỉ bằng đường lối mang tính định hướng mà còn thường xuyên chỉ ra cho TTĐC những phương hướng cụ thể trong từng thời kỳ. Đảng lãnh đạo TTĐC thông qua việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán, cấp ủy đảng thực hiện tốt sự lãnh đạo của mình mà không sa vào những vụ việc cụ thể hoặc đi sâu vào nghiệp vụ chuyên môn. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhà báo mới hội tụ được đầy đủ các giá trị nhân đạo và cách mạng đích thực để sáng tạo và xây dựng, mang hết tài năng của mình để cống hiến, phục vụ cho đất nước. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho đội ngũ cán bộ TTĐC có một tinh thần cách mạng, đó là sáng tạo không ngừng để tiếp cận chân lý. Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, sửa chữa kịp thời những sai lầm, khuyết điểm, khuyến khích phát huy các thành tựu tích cực của TT ĐC. Đó là những điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động TTĐC đi đúng hướng.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng gắn liền và bằng cách thông qua sự quản lý, điều hành của nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của nhà nước về TTĐC cần phải được tăng cường, nâng cao hơn nữa. TTĐC là một lực lượng rộng lớn, có vai trò ngày càng

quan trọng và tác động qua lại với hầu hết các lực lượng trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, đó là sự tác động thường xuyên và khá phức tạp. ở nước ta, sự quản lý của nhà nước là cơ sở quan trọng để TTĐC thực sự là tiếng nói của Đảng, là cơ quan ngôn luận của chính quyền, nhằm ngăn chặn sự phản ánh sai lệch, đi chệch với chủ trương, đường lối của Đảng, đi ngược với lợi ích của nhân dân. Bởi vậy, nhà nước cần đảm bảo việc ban hành luật về báo chí một cách đầy đủ và chặt chẽ. Luật Báo chí ra đời không phải để “ngăn cấm”, “kiểm duyệt” một cách vô lối mà chỉ cấm hoạt động đi ngược lại lợi ích tối cao của đất nước, phương hại đến lợi ích quốc gia.

Bên cạnh việc quản lý bằng pháp luật, Nhà nước cần phải đưa ra các chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, phát huy những mặt tích cực của TTĐC, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Trong cơ chế thị trường hiện nay, TTĐC dễ sa vào tình trạng “thương mại hóa”. Điều này làm cho bản chất đích thực của TTĐC ở nước ta bị bóp méo - với những biểu hiện chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng xuyên tạc, phản ánh sai sự thật làm tổn hại đến uy tín của Đảng, quyền lợi của nhân dân và tổn thất đến lợi ích của dân tộc. Lúc đó, theo V.I.Lênin, báo chí cũng không kém phần nguy hiểm so với bom và súng liên thanh.

Ngoài ra, TTĐC tuy là một hoạt động trực tiếp tác động đến lĩnh vực chính trị song lại mang tính sáng tạo cao. Bởi vậy trong quá trình quản lý, Nhà nước cần phải có những chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo giúp cho TTĐC đảm bảo được tính chính trị đúng hướng, đảm bảo được tính sáng tạo (vốn là thuộc tính của hoạt động TTĐC). Theo đó, trong quản lý nhà nước cần phải đảm bảo cho báo chí quyền tự chủ, chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình, đồng thời phải xác định rõ cơ chế vận hành giữa Nhà nước - cơ quan quản lý TTĐC - các nhà báo (với tư cách là đối tượng bị quản lý). Nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động của TTĐC, song TTĐC phải chịu sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước với cả hai tư cách: là chủ sở

hữu và là cơ quan quản lý mang tính công quyền. Tuy nhiên, đối với từng loại hình phương tiện TTĐC (phát thanh- truyền hình, báo in, báo mạng điện tử), cần có cách thức quản lý khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển TTĐC trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước đối với TTĐC cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển TTĐC ở tầm vĩ mô cũng như từng địa phương;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản quy định cụ thể về nội dung thông tin, về hoạt động internet, báo điện tử, blog;

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TTĐC có đủ năng lực, quyền hạn, trách nhiệm, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là những người đứng đầu các cơ quan báo chí;

- Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng những cá nhân, tổ chức TTĐC có thành tích về hoạt động kiểm soát QLNN;

- Thiết lập các tổ chuyên trách về hoạt động kiểm soát QLNN trong cơ quan TTĐC;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động TTĐC.

Như vậy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với TTĐC vừa là nguyên tắc, vừa là điều kiện để TTĐC làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân.

TIỂU KẾT

Từ những nội dung đã phân tích trong chương này có thể thấy rằng, kiểm soát QLNN là vấn đề cấp bách, quan trọng đòi hỏi cần có sự tham gia của rất nhiều cơ quan trong đó không thể không kể đến vai trò của TTĐC để phát huy quyền làm chủ của nhân dân: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. TTĐC đã phát huy vai trò to lớn trong lĩnh vực này. Cụ thể là: TTĐC tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực thi chức năng, nhiệm vụ để tìm ra những khuyết điểm, thiếu sót trong việc ban hành các chính sách từ việc hoạch định chính sách cho đến việc thực thi, áp dụng chính sách vào thực tiễn, làm cho các chính sách của Nhà nước được ban hành đúng mục đích và đạt hiệu quả. Cũng thông qua hoạt động này, TTĐC góp phần phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó giúp cho các cơ quan công quyền có biện pháp đẩy lùi, ngăn chặn các hiện tượng này. Đồng thời TTĐC cũng phản ánh tiếng nói, thái độ của nhân dân về hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Nhìn vào thực tế, mặc dù TTĐC còn một số hạn chế, nhưng đã thể hiện được vai trò tiên phong trong giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân, góp phần vào công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống các cơ quan nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, mỗi bước vận hành và phát triển của xã hội không thể không tính đến sự tác động mạnh mẽ của TTĐC.

Tuy nhiên, muốn phát triển TTĐC để kiểm soát QLNN cần phải có những giải pháp đồng bộ, tác động đến nhiều khâu, nhiều mối quan hệ khác nhau dưới những quan điểm nhất quán mang tính nguyên tắc. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn cách mạng ở nước ta có thể cho thấy

những giải pháp phát huy TTĐC cần phải bao quát đầy đủ các phương diện từ hệ thống chính trị, hành lang pháp lý, đến cơ chế động viên, khen thưởng đối với từng cá nhân, tổ chức TTĐC. Đặc biệt phải quan tâm đến các giải pháp liên quan đến vấn đề nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ TTĐC, cán bộ công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân về vai trò của TTĐC và giải pháp về tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ TTĐC,... Đây chính là vấn đề sống còn, không chỉ quyết định khả năng phát triển chung, mà còn quyết định cả tính chính trị nói riêng của hệ thống TTĐC trong kiểm soát QLNN.

Mặt khác, mỗi bước đi trong sự phát triển của hệ thống các phương tiện TTĐC không tách rời sự phát triển hay những biến động của toàn bộ môi trường chính trị - xã hội của đất nước. Nói cách khác, chính sự vận động của các lĩnh vực chính trị - xã hội của đất nước là điều kiện cho sự phát triển của TTĐC. Trong các điều kiện hàng đầu, giữ vị trí quyết định, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước mới đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và phát huy tối ưu vai trò tích cực của TTĐC trong việc kiểm soát QLNN. Nhận thức rõ điều này không chỉ giúp cho việc hình thành các giải pháp, điều kiện để phát triển TTĐC, mà còn hướng tới việc ý thức đầy đủ cho một chiến lược lâu dài phát triển và phát huy sức mạnh của TTĐC trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

KẾT LUẬN

Từ lâu, quyền lực và kiểm soát QLNN đã là vấn đề được nhiều giới cầm quyền, giới khoa học quan tâm nghiên cứu, tổng kết cả từ phương diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù kết quả của những nỗ lực ấy là đáng ghi nhận, song trên thực tế ngày nay, kiểm soát QLNN ở nước ta đã và đang có nhiều bất cập, đòi hỏi cần có sự kiểm soát đồng bộ cả từ bên trong và bên ngoài. Với tư cách là phương thức kiểm soát QLNN từ bên ngoài, TTĐC có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Từ những kết quả đã thể hiện trong luận văn, có thể rút ra một số luận đề cơ bản:

1. Trong thời đại ngày nay - thời đại của xã hội hóa và bùng nổ thông tin, TTĐC ngày càng đóng những vai trò chính trị quan trọng. Cho dù ở Việt Nam TTĐC không được coi là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, không được thừa nhận là “cơ quan quyền lực thứ tư” thì TTĐC đã và đang tham gia tích cực vào đời sống chính trị của dân tộc thông qua việc thực hiện những vai trò chính trị hết sức quan trọng, đó là vai trò xã hội hóa chính trị và kiểm soát QLNN, thông qua đó góp phần thực hiện quyền chính trị của công dân, đồng thời tham gia xây dựng một nền văn hóa chính trị Việt Nam dân chủ, hiện đại và XHCN.

Với cơ chế tác động và chức năng đặc thù của mình, TTĐC có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát QLNN ở nước ta hiện nay thể hiện trên 3 phương diện căn bản là: (1) giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực thi chức năng, nhiệm vụ; (2) phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của công chức nhà nước; (3) phản ánh thái độ của nhân dân đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước.

2. TTĐC Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, khởi sắc cả về số lượng, chất lượng và hình thức, đội ngũ những người làm công

tác TTĐC trưởng thành nhanh chóng… Thông tin trên các phương tiện TTĐC ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tiễn phát triển của TTĐC trong những năm qua cho thấy, TTĐC ngày càng phát triển thì nó càng có điều kiện tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị của đất nước và càng thực hiện tốt hơn các vai trò chính trị của mình. TTĐC càng đi vào cuộc sống đúng theo đường lối chính trị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thì TTĐC càng thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chức năng chuyên môn của mình, thông qua đó mà thể hiện đầy đủ hơn vai trò chính trị của mình trong xã hội hóa chính trị và kiểm soát QLNN.

3. TTĐC ngày càng có vai trò to lớn trong kiểm soát QLNN. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, việc phát hiện các hành vi tiêu cực của cán bộ công chức nhà nước đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TTĐC trong thời kỳ đổi mới. Từ sau Đại hội VI của Đảng, cùng với chính sách đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã trao cho TTĐC những trọng trách quan trọng, trở thành một trong những công cụ sắc bén để góp phần đấu tranh phát hiện những hạn chế bất cập, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hệ thống chính quyền các cấp và trong mọi cơ quan nhà nước… TTĐC đã tham gia vào cuộc đấu tranh này một cách tự giác, hiệu quả… tạo nên những làn sóng dư luận mạnh mẽ, buộc các cấp chính quyền và cơ quan chức năng phải xem xét, nhìn nhận lại những quyết định của mình, sửa chữa kịp thời những sai phạm. TTĐC cũng góp phần đưa ra ánh sáng những vụ việc sai phạm, tố cáo những hành vi sai trái, bao che… của một bộ phận cán bộ trong cơ quan nhà nước. Nếu không có TTĐC có thể có nhiều vụ việc sai phạm vẫn còn nằm yên trong bóng tối, gây nên những nghi ngờ và đánh mất niềm tin trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến sự trong sạch của các cơ quan nhà nước.

Việc thực hiện vai trò kiểm soát QLNN của TTĐC mang đặc thù riêng của mình, khác với các thiết chế chính trị xã hội hay văn hóa khác. Với tư cách là phương thức kiểm soát QLNN từ bên ngoài, TTĐC không thể trực tiếp kiểm soát QLNN như hệ thống Đảng, Quốc hội, các cơ quan tư pháp, tuy nhiên thông qua nghiệp vụ chuyên môn của mình, TTĐC đã góp phần cung cấp thông tin để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và từng công dân có thể tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 100)