cán bộ công chức nhà nước
Thực tiễn hoạt động chính trị cho thấy, để có được một đội ngũ cán bộ công chức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, trong sạch, kiên tâm và có năng lực thì
bên cạnh việc bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên về đạo đức, trình độ, kỹ năng chính trị cho họ, luôn có một cơ chế kiểm tra, giám sát chính những con người ấy trong quá trình họ thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong cơ chế kiểm tra, giám sát đó, TTĐC đóng vai trò quan trọng.
Trong lĩnh vực này, hoạt động của TTĐC trước hết là việc thường xuyên đưa các tin, bài, phóng sự phản ánh việc chấp hành các nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ công chức nhà nước hoạt động trong những tổ chức, cơ quan đó. Bằng cách thường xuyên đưa tin, phản ánh hoạt động và những vấn đề đang tồn tại của các đơn vị, địa phương, TTĐC đã bước đầu tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát tích cực, thường xuyên đối với các cơ quan nhà nước và những cá nhân hoạt động trong đó. Cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên này đã tạo một sức ép nhất định đối với cán bộ công chức nhà nước, từ đó góp phần đảm bảo rằng đa số các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được quán triệt thực hiện và có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Hiện nay, TTĐC là một trong những vũ khí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước. TTĐC đã thực sự “nhập cuộc”, trở thành nơi cung cấp thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân về thực trạng tham nhũng, diễn biến đấu tranh chống tham nhũng và kết quả của từng vụ việc sau quá trình đấu tranh ấy. Trong đó, các cơ quan truyền thông đại chúng đã đưa nhiều tin, bài, ảnh về công tác phòng chống tham nhũng với số lượng ngày càng tăng. Không chỉ trực tiếp thông tin, phanh phui các vụ việc tham nhũng, báo chí còn truyền bá kinh nghiệm chống tham nhũng; cổ vũ các nhân tố tích cực đấu tranh chống tham nhũng ở trong nước và chuyển tải đến công chúng tình hình đấu tranh bài trừ tham nhũng trên thế giới.
Hầu hết các báo của Trung ương và địa phương đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục về công tác phòng chống tham nhũng. Báo chí thông tin
khá đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng. Từ năm 2008 đến cuối năm 2011 đã có 14.208 tin, bài viết về đề tài phòng chống tham nhũng được đăng tải trên 40 tờ báo (20 báo in ở Trung ương, 10 báo in địa phương và 10 tờ báo điện tử của Trung ương và địa phương). 2
Qua phản ánh của báo chí, dễ thấy tham nhũng có rất nhiều biểu hiện khác nhau, lắm “gam màu”, tồn lưu trong rất nhiều trạng thái tiêu cực của xã hội. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2001, do nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội, giới báo chí đã tấn công tham nhũng mạnh mẽ hơn, có địa chỉ, đối tượng cụ thể. Hàng loạt vụ án tham nhũng quy mô, có trình độ tham nhũng bậc cao, với nhiều thủ đoạn, sử dụng cả những biện pháp của “xã hội đen”, tổ chức tham nhũng có hệ thống lần lượt được phanh phui. Báo chí đã cung cấp thông tin ban đầu cho các cơ quan chức năng, điều tra phanh phui nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Hàng loạt vụ án liên quan đến tham nhũng đã được báo chí phản ánh góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động công vụ ở các cơ quan nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân để làm tốt hơn vai trò giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức và đội ngũ lãnh đạo trong bộ máy công quyền.
Năm 2006, trang website của Thanh tra Chính phủ đã công bố danh sách 10 vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn nhất được báo chí phản ánh trong năm 2006, đó là:
1. Đứng đầu là vụ án “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và tiêu cực lớn ở Ban Quản lý dự án 18 Bộ Giao thông - Vận tải bị phanh phui khiến Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình bị cảnh cáo và phải từ chức; 17 tổ chức và 40 cá nhân đã bị xử lý; một số cán bộ của ngành công an liên quan đến “chạy” án đã bị đình chỉ công tác. Chính phủ đã phải xem xét và điều chỉnh cơ chế quản lý vốn ODA.
2
2. Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng) chia nhau hàng chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ và mang đi “quan hệ”. Những người khiếu nại, tố cáo thì bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng. Lên tới đỉnh điểm của sự hài hước là bản án sơ thẩm được tuyên với 50.000 đồng tiền án phí cho các bị cáo và hình thức nặng nhất là cảnh cáo.
3. Vấn đề nhà công vụ biến thành nhà tư (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do báo chí phát hiện, điều tra và đưa ra công luận đã khiến dư luận cả nước quan tâm và bày tỏ sự bức xúc. Vấn đề này lập tức được đưa lên bàn nghị sự và đã làm nóng nghị trường Quốc hội và Hội đồng nhân dân Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalka và những sự “ưu ái” khó hiểu từ phía lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa được báo chí cả nước phanh phui và đưa tin.
5. Vụ tiêu cực mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, thành phố trên toàn quốc tại các bưu điện do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu. Nguyễn Lâm Thái đã hối lộ hơn 1 tỷ đồng cho giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng của 9 bưu điện. Đổi lại, nhiều lãnh đạo của 38 bưu điện tỉnh, thành phố đã ký hợp đồng mua bán thiết bị bưu điện với các công ty của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho nhà nước 45 tỷ đồng.
6. Việc đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình chi 20% tổng trị giá số máy tính được lắp để chi phí cho dự án. Đồng thời, ông Tôn đã ép 17 trường làm chứng từ khống để rút gần 500 triệu đồng trong vụ Trần Thị Ánh và những người có liên quan đã lừa mua của các công ty hàng trăm máy tính, thiết bị trị giá trên 4,2 tỷ đồng.
7. Vietnam Airlines “bao” cho con cái một số lãnh đạo, bộ ngành đi du học dù không đủ tiêu chuẩn. Những thiệt hại trong việc trả máy bay, mua động cơ, hay mất 5,2 triệu euro tiền phạt… cũng được báo chí thường xuyên đưa tin.
8. Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị “băm nát” nhưng không được trồng cây gây rừng mà thay vào đó, các ngôi nhà cứ lần lượt mọc lên.
9. Vụ xà xẻo tiền cứu trợ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Vụ việc bị “chìm xuống” từ năm 2004 đến năm 2006 mới bị báo chí “khui” ra.
10. Những gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2006 tại một số hội đồng thi của Hà Tây đã châm ngòi cho cả nước phát động phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử”3
.
Từ đó đến nay, TTĐC tiếp tục phát huy vai trò của mình và rất nhiều vụ án về chống tiêu cực cũng lần lượt được phanh phui đưa ra trước công luận, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải vào cuộc, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Có thể kể đến các vụ án tiêu cực trong năm 2009 - 2011 như vụ PCI, ông Huỳnh Ngọc Sỹ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại bạc tỷ, vụ án tham nhũng đất đai tại huyện Hoóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc BIDV nhận hối lộ, vụ Cao Minh Huệ lợi dụng chức vụ, quyền hạn bán 700ha đất cao su ở Bình Dương… Năm 2012, dư luận “nóng” lên bởi sự kiện Tiên Lãng (Hải Phòng). Thông qua các phương tiện TTĐC, công chúng cả nước đã được theo dõi diễn biến quá trình vụ việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Trong quá trình đó, đã có hơn 800 bài báo với hàng ngàn bài bình luận, điều đó có thể là một sự bội thực về thông tin nhưng tầm mức quan trọng của nó rất đáng để tuyên truyền, đáng để cho dư luận giảm bớt sức nóng bức xúc. Qua vụ Tiên Lãng cho thấy, sai phạm được câu kết từ chính quyền cấp xã đến cấp huyện, được sự che chắn của cấp thành phố, được sự đồng lõa giữa chính quyền với tòa án. Các tổ chức dân bầu từ Hội đồng nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội địa phương đến các đoàn thể xã hội có rất nhiều nhưng im hơi lặng tiếng dù hàng ngàn bài báo
3
đã lên tiếng. Kết quả đã có 500 cán bộ, đảng viên, nhân viên và 25 tổ chức liên quan tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm túc. Trong số này huyện Tiên Lãng có 16 tổ chức, 17 cá nhân bị kiểm điểm và xử lý kỷ luật. Nặng nhất là chủ tịch và phó chủ tịch huyện bị cách chức. Các cơ quan, ban, ngành thành phố có 9 tổ chức, 33 cá nhân kiểm điểm. Các tổ chức đã kiểm điểm nghiêm túc và rút kinh nghiệm gồm: Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân, Đảng ủy Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường Đảng ủy Thanh tra, Đảng ủy Công an, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự, Đảng ủy Sở Thông tin và Truyền Thông, Đảng ủy Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Thực trạng đó cho thấy sự thật là bộ máy quản lý của chúng ta rất đông nhưng yếu kém về hiệu quả. Một bộ phận công chức đã bị tha hóa mà dân gọi là “cường hào mới”, đang lũng đoạn chính sách và pháp luật của nhà nước. Những thiệt hại của dân trong lĩnh vực đất đai dễ thấy, dễ tính ra bằng tiền, nhưng còn những thiệt hại vô hình khác về thời gian do giao thông ách tắc, do phải đi lại nhiều ngày mới được việc khi đi đến công sở, thiếu tin tưởng để an tâm đầu tư, thậm chí mất cơ hội làm ăn… thì khó mà đo đếm được. Song rõ ràng nó để lại di chứng không dễ khắc phục.
Xử lý nghiêm các vi phạm nhiều mặt của chính quyền địa phương qua vụ Tiên Lãng là đòi hỏi cần thiết có ý nghĩa chính trị để bước đầu lấy lại niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng là hợp lòng dân. Song để rút các ngòi nổ đang tiềm ẩn ở nhiều nơi, một yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp thiết đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung luật và xây dựng lại đội ngũ công bộc của dân
Tháng 6 năm 2012, cũng thông qua các phương tiện TTĐC mà công chúng biết đến hiện tượng tiêu cực trong thi cử ở trường Phổ thông trung học Đồi Ngô (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Đó là hình ảnh các thí sinh nhốn
nháo chép bài, giám thị thờ ơ để mặc thí sinh gian lận trong buổi thi tốt nghiệp môn Hóa học, ngày 2/6/2012. Trước sức mạnh của dư luận đã khiến các cơ quan nhà nước phải vào cuộc thanh tra. Kết quả là cách chức hai hiệu trưởng và sa thải một loạt giáo viên. Đây không chỉ là hiện tượng tiêu cực đơn thuần trong thi cử mà nó liên quan đến nhiều vấn đề về công tác lãnh đạo, quản lý cán bộ công chức, viên chức, về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành công vụ của họ, về thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước (cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo)…. Đó chỉ là tảng băng nổi của cả một tảng băng chìm đã tồn tại từ lâu trong ngành giáo dục ở nước ta.
Cũng trong năm 2012, dư luận hết sức bức xúc, xót xa, căm phẫn trước tình trạng khai thác gỗ trái phép ở vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) diễn ra một cách ngang nhiên, công khai, trắng trợn. Trên các phương tiện TTĐC với những bài báo, tin, ảnh, phóng sự điều tra về hiện tượng này đã giúp người dân thấy được hiện tượng đau lòng này đã xảy ra nhiều năm qua ở nước ta dưới sự thờ ơ, vô trách nhiệm và buông lỏng quản lý của một số cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương và các cấp chính quyền. Trước sức mạnh của các phương tiện TTĐC và sự phản ánh mạnh mẽ của dư luận, các cơ quan nhà nước đã vào cuộc điều tra.
Ngay sau khi đi kiểm tra thực tế tại vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn, Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo kiểm tra thực tế nạn phá rừng tại vườn quốc gia Ba Bể. Cục Kiểm lâm đã thừa nhận việc báo chí phản ánh lâm tặc hoành hành tại Vườn quốc gia Ba Bể là chính xác. Cục Kiểm lâm cho biết, qua các cuộc tuần tra truy quét từ đầu năm 2012 đến thời điểm hiện nay, Vườn quốc gia Ba Bể đã phát hiện 144 cây gỗ nghiến, khối lượng gần 660m3 bị lâm tặc khai thác trái phép. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lợi nhuận thu được từ việc
khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ nghiến trái phép rất cao, trong khi đó, đời sống của người dân trong vùng lõi và vùng lân cận của Vườn quốc gia Ba Bể còn rất khó khăn, đất canh tác ít, nguồn sống chủ yếu phải dựa vào rừng. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ trên địa bàn chưa cao, lơ là trong việc bám sát địa bàn, chậm phát hiện các vụ tàn phá rừng và không có biện pháp để ngăn chặn kịp thời. Kết quả đã đình chỉ công tác 2 cán bộ kiểm lâm để tiến hành kỷ luật, cách chức 1 phó Trạm trưởng trạm kiểm lâm; luân chuyển 2 trạm trưởng và 9 kiểm lâm viên.
Như vậy, nguyên nhân của tình trạng khai thác gỗ trái phép ở Vườn quốc gia Ba Bể đã rõ. Tuy nhiên, thông qua vụ này, chúng ta thấy được trách nhiệm của các cán bộ kiểm lâm và các cơ quan chính quyền tại đây là không nghiêm túc trong thực thi chức năng, nhiệm vụ. Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt các ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý các đối tượng phá rừng, có nơi còn biểu hiện bao che, hoặc né tránh, ngại va chạm. Sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng địa phương dẫn đến việc ngăn chặn, xử lý “chảy máu” tài nguyên rừng chưa cao, chưa triệt phá được những đầu nậu, đường dây buôn bán gỗ trái phép trên địa bàn.
Báo Nhân dân, Lao động, Công an nhân dân, Pháp luật… mở các chuyên mục, thể loại như điều tra, phóng sự đi sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chỉ ra những bất cập tồn tại, vạch trần và lên án những hiện tượng tiêu cực trong các cơ quan QLNN và một bộ phận cán bộ lãnh đạo. Đây là đề tài thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của bạn đọc nhất là chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều báo thành lập “đường dây nóng” để bạn đọc gọi điện đến tòa soạn thông tin, tố cáo những hiện tượng tiêu cực. Kết quả là đã phát huy được hiệu quả, phần lớn các thông tin do bạn đọc cung cấp đều được đăng tải kịp thời.
Các báo có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh chống tiêu cực, chống các hiện tượng lạm quyền, lên án những bất cập tồn tại trong hệ thống chính quyền… Nếu không có TTĐC chắc chắn những tiêu cực đó khó lòng được đưa ra ánh sáng. Hệ thống báo viết với thế mạnh là thông tin đa dạng, lời bình sâu sắc, tác nghiệp cơ động và gọn nhẹ đã đi đầu trong công tác