Xây dựng chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, cơ quan TTĐC có thành tích trong kiểm soát QLNN, nhất là trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 90)

nhân, cơ quan TTĐC có thành tích trong kiểm soát QLNN, nhất là trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí hiện nay

Kiểm soát QLNN là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cần phải có sự đầu tư nhiều cả về thời gian và công sức, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng. Vì vậy, để tạo động lực trong hoạt động kiểm soát QLNN, thì cần thiết phải xây dựng chính sách khen thưởng, nhằm khuyến khích, động viên kịp thời những cống hiến và phấn đấu của các cá nhân, cơ quan TTĐC. Nếu xây dựng được chính sách khen thưởng trong hoạt động kiểm soát QLNN sẽ lôi cuốn được sự tham gia chủ động, tích cực của các cá nhân, các cơ quan TTĐC. Điều đó sẽ ngày càng phát huy được vai trò của họ trong hoạt động này.

- Trước hết, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Thi đua - Khen thưởng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đây chính là minh chứng pháp lý để bảo vệ và động viên tinh thần trách nhiệm, sự tham gia hiệu quả của các cá nhân, tổ chức vào hoạt động của nhà nước. Đồng thời, thông qua đó khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trước các cơ quan công quyền.

- Trong lĩnh vực chống tham nhũng, để động viên, khuyến khích kịp thời những cá nhân có thành tích phát hiện, tố cáo những hành vi tham nhũng, Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT - BNV - TTCP quy định về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng và chính thức có hiệu lực từ 20/6/2011. Tuy nhiên, đây chỉ là một lĩnh vực của kiểm soát QLNN của các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung mà chưa có một cơ chế, chính

sách nào mang tính đặc thù đối với các cá nhân và tổ chức TTĐC trong kiểm soát QLNN, do vậy, cần có một cơ chế, chính sách riêng về hoạt động kiểm soát QLNN của các cơ quan TTĐC

- Vì vậy, ngay trong chính các cơ quan quản lý TTĐC cũng cần xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách khen thưởng, động viên thỏa đáng, kịp thời những cá nhân, cơ quan TTĐC có thành tích phát hiện, tích cực tố giác, dũng cảm đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng ngay trong chính nội bộ ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị, cơ quan của mình và các cơ quan công quyền khác. Trong đó, cũng cần quy định về công tác thi đua, khen thưởng chuyên đề, đột xuất và xét khen thưởng hàng năm đối với các cá nhân, tổ chức TTĐC tham gia kiểm soát QLNN.

+ Về khen thưởng chuyên đề, đột xuất: cần quy định mức đánh giá hiệu quả đạt được của phong trào trong thực hiện chuyên đề đến thời điểm sơ kết, tổng kết (hiệu quả chưa thiết thực, chưa có tác dụng thì chưa khen). Ví dụ trong phát động phong trào viết chuyên đề về đề tài phản ánh hiện tượng quan liêu, tham nhũng trong các cơ quan nhà nước thì cá nhân, tổ chức được khen phải là người mà những đề tài của họ phản ánh đúng thực trạng mà được các cơ quan nhà nước và công luận công nhận. Khi khen thưởng phải chọn đối tượng là người trực tiếp thực hiện. Cá nhân, tổ chức được khen thưởng phải thật sự là điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua của chuyên đề được sơ tổng kết

+ Về xét khen thưởng hàng năm: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan TTĐC phải đánh giá được mức độ tham gia hoạt động kiểm soát QLNN thể hiện ở số đề tài, chuyên đề, phóng sự, tin, ảnh, bài bình luận. Cá nhân, tổ chức nào có nhiều đóng góp thì sẽ khen thưởng, động viên cá nhân, tổ chức đó. Cần xây dựng, ban hành những nội dung, tiêu chí và hình thức khen thưởng cho từng cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động kiểm soát QLNN.

- Duy trì cơ chế, chính sách khen thưởng thường xuyên, kịp thời, đúng lúc, công bằng đối với các cá nhân, tổ chức TTĐC khi tham gia kiểm soát QLNN. Hằng năm nên tiến hành tổng kết, đánh giá về quá trình TTĐC tham gia vào hoạt động kiểm soát QLNN, từ đó lựa chọn những cá nhân, tổ chức đã có thành tích, động viên, khen thưởng họ có thể là bằng vật chất hoặc tinh thần. Hoạt động này phải được tiến hành công bố rộng rãi ngay trên các phương tiện TTĐC. Trên cơ sở đó, khuyến khích những cá nhân, tổ chức TTĐC khác tiếp tục tham gia vào hoạt động này. Đồng thời, cũng đưa ra những biện pháp, hình thức kỷ luật đối với những cá nhân, tổ chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy chuẩn của người làm công tác truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)