Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ TTĐC để họ có bản lĩnh chính trị vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 84)

nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ TTĐC để họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, gương mẫu thực hiện pháp luật; đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội, không lạm dụng quyền hạn, vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi cá nhân

Đây là vấn đề bức xúc và cần kíp hiện nay đối với đội ngũ cán bộ TTĐC. Trong những năm qua, TTĐC nước ta đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực kiểm soát QLNN. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và những thành công đã đạt được, trong hoạt động của mình, các cơ quan TTĐC đã bộc lộ một số hạn chế, nhược điểm đặc biệt là về ý thức chính trị.

Một số cơ quan TTĐC thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải những thông tin sai lệch, thiếu vắng những bài báo mang tính lý luận sắc bén, coi nhẹ việc biểu dương người tốt việc tốt, những nhân tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà chỉ tập trung nhấn mạnh những biểu hiện tiêu cực trong các cơ quan nhà nước. Để khắc phục những yếu kém trên, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn có đạo đức tốt, ý thức chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và của sự phát triển TTĐC. Trước hết cần phải đổi mới công tác đào tạo. Đào tạo cần được chú trọng cả về lý luận chính trị, trình độ nghiệp vụ và phong cách của

người làm công tác TTĐC. Đồng thời, bồi dưỡng cán bộ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý, việc học tập và tự nghiên cứu các văn bản nghị quyết mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần đuợc khuyến khích hơn nữa, để mỗi người nhận thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ trước đất nước, trước dân tộc.

- Khi đề cập đến vấn đề đổi mới công tác đào tạo phóng viên báo chí, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)

Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trong tình hình mới viết: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo” (17, tr. 51).

Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên đây, cần thiết phải thực hiện những giải pháp sau:

+ Thứ nhất, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ TTĐC. Để phục vụ tốt sự nghiệp của Đảng và nhân dân, đội ngũ cán bộ TTĐC Việt Nam không thể không nắm được thực chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nâng cao kỹ năng thể hiện những nhận thức đó trong sản phẩm của mình như là điều kiện tiên quyết bảo đảm tính tư tưởng của sản phẩm truyền thông. Do vậy, ngay trong quá trình đạo tạo họ cần phải được trang bị những kiến thức lý luận chính trị nền tảng này. Đây là những kiến thức không chỉ cung cấp cho cán bộ truyền thông cơ sở phương pháp luận đúng đắn khi phân tích, đánh giá các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có cái nhìn biện chứng, khách quan, toàn diện về đời sống chính trị - xã hội, mà còn hiểu rõ hơn về bản chất các hệ tư tưởng, trào lưu chính trị thế giới đương đại, từ đó có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp

đổi mới đất nước, không hoang mang, dao động trước những quan điểm, thông tin của các thế lực thù địch.

+ Thứ hai, để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ truyền thông vừa tinh thông về nghiệp vụ, tiếp cận nhanh với phương pháp và công nghệ truyền thông hiện đại, vừa am tường pháp luật về truyền thông hiện hành, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cần phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức trong nước triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, các lớp đào tạo kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên. Và, do tính thời sự của TTĐC quy định, mỗi nhà truyền thông phải thông suốt về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; gương mẫu thực hiện pháp luật; đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội, không lạm dụng quyền hạn, vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi cá nhân. Nếu dao động về nền tảng nhận thức chính trị - tư tưởng, không cập nhật kịp các vấn đề lớn, không gương mẫu, không có tinh thần trách nhiệm thì nhà truyền thông không thể giải quyết thấu đáo, có sức thuyết phục đối với những vấn đề vi mô cần phản ánh kịp thời ở cơ sở.

- Mặt khác, trong đời sống xã hội hiện nay, đạo đức báo chí Việt Nam đang có xu hướng suy thoái cục bộ. Sự yếu kém về mặt đạo đức của một bộ phận những người làm công tác báo chí rõ ràng là một thách thức lớn đối với sự phát triển của xã hội. Gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng một số bộ phim dài tập như: Đèn vàng, Phóng viên thử việc, Chạy án,…; trong đó, phản ánh và phê phán những biểu hiện “xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức” của một số cán bộ, phóng viên trong làng báo. Đó là những tiếng chuông cảnh báo về đạo đức của người làm báo, đòi hỏi cần được suy nghĩ nghiêm túc; từ đó có sự thay đổi theo hướng tích cực cả trong nhận thức lẫn hành động thực tiễn.

Để củng cố đạo đức nghề nghiệp, trong các nhiệm kỳ gần đây Hội Nhà báo đã xây dựng các tiêu chí đạo đức nghề báo. Đại hội Nhà báo Việt Nam

lần thứ VI đã thông qua Quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam gồm 10 điều. Theo đó, vấn đề cốt lõi của đạo đức nghề báo là lòng trung thực và tính khiêm tốn. Trung thực với mục tiêu, lý tưởng, đường lối của Đảng, với đồng bào, đồng chí, đồng nghiệp, thể hiện sự trung thực trong thông tin, bình luận, điều tra. Xã hội rất tôn trọng nghề báo và những người làm báo trung thực, thẳng thắn, táo bạo. Thực sự nghề báo là một nghề có quyền uy xã hội, nhưng “quyền uy” của người làm báo là do báo chí có chức năng phản ánh trung thực dư luận xã hội với tấm lòng xây dựng những cái gì tốt đẹp cho cuộc sống; đó là một thứ “quyền uy của nhân dân”. Chính vì lẽ đó, người làm báo phải có đạo đức trong sáng, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình; tuân thủ pháp luật, trong đó có Luật Báo chí, tự giác thực hiện “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Nhà báo phải tuyên truyền, cổ vũ và bảo vệ cái tốt, cái đẹp; phản bác và diệt trừ cái xấu, cái ác. Phải dũng cảm, dám chịu trách nhiệm, nhưng lại phải thận trọng, khiêm tốn, không bao giờ hách dịch, lợi dụng quyền hạn để nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp, không bao giờ được đem nghề ra mà hù dọa ai; phải “thông tin một cách trung thực, chính xác, thận trọng, công tâm” như nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nhắc nhở [40, tr.136 - 137].

- Mỗi cán bộ TTĐC phải tự tu dưỡng đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị, mài sắc ý chí chiến đấu bảo vệ lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Việc tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân cần tuân theo một nguyên tắc nhất quán, mà như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, đó là: điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là một việc nhỏ; điều gì trái thì phải hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

Thiết nghĩ, để có thể cống hiến được nhiều nhất cho xã hội và hoàn thành trách nhiệm công dân, đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông cần phải quán triệt và thấm nhuần tư tưởng ấy. Luận

điểm đúng đắn đó phải trở thành nguyên tắc ứng xử chỉ đạo trong cuộc sống, trở thành cái đích để hướng đến và phấn đấu của mỗi người.

Giáo dục, bồi duỡng đạo đức là yêu cầu cần thiết đối đội ngũ những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực TTĐC. Thực tiễn cuộc sống luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Do đó, để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, bản thân những người hoạt động trong lĩnh vực TTĐC cũng phải không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt theo phương châm học tập suốt đời, trong đó, có học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức

Chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, với tư cách là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng để làm tròn trách nhiệm vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị và mài sắc ý chí chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đạo đức ấy phải được thể hiện cả trong nhận thức lẫn hành động của mỗi người, mà hơn thế, còn ở lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ở trách nhiệm đối với tổ quốc, nhân dân và nhân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của truyền thông đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 84)