Thực trạng mở rộng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh tuyên quang ( nghiên cứu trường hợp tại 4 xã phan thiết, an tường, hưng thành, tân quang (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng tạo dựng, duy trì và mở rộng vốn xã hội của nguồn

2.2.3. Thực trạng mở rộng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

Việc mở rộng mạng lưới xã hội của cá nhân được xem xét: Từ việc cá nhân gia nhập thêm vào các mạng lưới xã hội khác ngoài mạng lưới xã hội sẵn có và mạng lưới xã hội mà cá nhân đã tạo dựng được. Qua kết quả khảo sát cho thấy, nguồn nhân lực cũng rất quan tâm đến việc mở rộng vốn xã hội, nhất là những đối tượng có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghề nghiệp mà họđang công tác. Tỷ lệ những người cho biết trong một năm qua họđã thường xuyên mở rộng quan hệ cá nhân với một hoặc nhiều người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ.

* Đối tượng thăm hi ti nhà riêng: Việc các thành viên trong các nhóm xã hội mà nguồn nhân lực trẻ đã tham gia đến thăm nhà riêng của cá nhân đó cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện sự kết nối và gắn bó giữa cá nhân đó với những người trong mạng lưới xã hội. Đối tượng thăm hỏi tại nhà riêng có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, phụ thuộc vào tính chất và mức độ của quan hệ. Từ kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.6. Đối tượng thăm hỏi tại nhà theo giới tính

(Đơn v %)

Giới tính

Đối tượng thăm hỏi tại nhà

Nam Nữ Tng Họ hàng 42,9 57,1 100 Bạn bè 51,7 48,3 100 Đồng nghiệp 52,2 47,8 100 Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc 64,3 35,7 100 Hàng xóm 32,1 67,9 100 Khác 57,1 42,9 100

Qua số liệu khảo sát có thể thấy nam giới thường có người đến thăm hỏi tỷ lệ cao hơn nữ giới thuộc các nhóm đối tượng như: Bạn bè (51,7% đối với nam và 48,3% đối với nữ); Đồng nghiệp (52,2% đối với nam và 47,8%

đối với nữ); Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc (64,3% đối với nam và 35,7% đối với nữ), điều này có thể giải thích bởi quan hệ xã hội, phạm vi hoạt động nghề nghiệp và do đặc thù về giới tính, tuổi tác... có những khác biệt thuận lợi hơn so với nữ giới vì vậy mối quan hệ của nam giới thường nhiều hơn, tần suất các đối tượng kể trên đến thăm hỏi tại nhà riêng của nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Ngược lại, Nữ giới lại có người

đến thăm hỏi tỷ lệ cao hơn nam giới thuộc các nhóm đối tượng như: Họ hàng (57,1% đối với nữ và 42,9% đối với nam); hàng xóm (67,9% đối với nam và 32,1% đối với nữ), điều này khá dễ hiểu do phạm vi hoạt động của nữ giới thường hẹp hơn nam giới, nữ giới thường có quan niệm xây dựng và tạo mối quan hệ khu vực sinh sống và những người xung quanh mình, và với suy nghĩ

hướng nội, vì vậy đa phần nữ giới tham gia cuộc khảo sát này đều có người

đến thăm viếng nhà riêng cao ở nhóm họ hàng, hàng xóm; ở nhóm đối tượng khác cũng chiếm tỷ lệ cao ở nam giới và thấp hơn ở nữ giới.

Đối tượng đến thăm hỏi tại nhà riêng còn thể hiện được quan hệ xã hội của các cá nhân ngoài môi trường làm việc ra sao, cách họ quan hệ với các đối tượng khác ngoài môi trường làm việc, việc thăm hỏi tại nhà thể

hiện mối quan hệ gắn kết giữa các cá nhân với các đối tượng khác nhằm tăng cường mối quan hệ, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, giúp đỡ và động viên lẫn nhau. Đặc biệt, thông qua các mối quan hệ này còn xác định được mức độ thân thiết của các đối tượng, phạm vi ảnh hưởng của các đối tượng

đó tới cá nhân, chính việc tạo dựng những mối quan hệ như vậy sẽ góp phần giúp cá nhân đó tạo dựng và duy trì vốn xã hội tốt hơn. "Vic thăm hi nhau ti nhà riêng thì đa phn t phía bn bè, đồng nghip và nhng ng i quan tr ng làm trong cùng l nh v c công vi c là chính, h th ng

đến thăm hi nhau vào dp l tết, ngày ngh hay lúc cá nhân có chuyn vui, bun... tôi thy vic qua li thăm viếng nhau như vy còn to thêm s gn kết cho mi quan h, thông qua các bui gp g như vy thì các cá nhân s

có thi gian chia s tâm tư, nguyn vng cho nhau nghe" (PVS, nam, 33 tui).

* Tiu kết

Từ kết quả số liệu khảo sát đã phân tích, nghiên cứu đã chỉ rõ những

đặc điểm vốn xã hội của đối tượng tham gia nghiên cứu tập trung vào các đặc

điểm cụ thể như: Tham gia của đối tượng vào các tổ chức/nhóm; khi tham gia các tổ chức/nhóm đó thì đối tượng thực hiện việc cập nhật thông tin đó qua những nguồn nào; tần suất tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí phục vụ nhu cầu bản thân; đối tượng tiếp xúc khi tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí; đối tượng đến thăm hỏi tại nhà riêng. Các cá nhân tích cực tạo dựng vốn xã hội thông qua việc tham gia tích cực vào các mạng lưới xã hội. Việc tạo dựng vốn xã hội cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào mỗi thời

điểm khác nhau và mỗi nhu cầu khác nhau của cá nhân và việc đánh giá mức

độ quan trọng của các nhóm xã hội đối với cá nhân. Nhóm gia đình và nhóm

đồng nghiệp được xác định là hai nhóm quan trọng nhất đối với cá nhân. Bên cạnh đó, các cá nhân thường xuyên duy trì mối quan hệ và sự gắn kết thông qua các hoạt động cụ thể như ăn uống, vui chơi, giải trí… Trong đó, ba nhóm xã hội được duy trì mạnh nhất là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Từ việc phân tích các đặc điểm nêu trên, nghiên cứu đã làm rõ được quá trình duy trì và tạo dựng vốn xã hội của nguồn nhân lực hiện đang làm việc tại Tuyên Quang, chính việc tích lũy những vốn xã hội thông qua hoạt động thực tiễn nó đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh tuyên quang ( nghiên cứu trường hợp tại 4 xã phan thiết, an tường, hưng thành, tân quang (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)