78.3 58.6 14.2 16.8 53.1 33.7 46.8 45.1 4.1 3.3 5.3 20.0 42.6 39.1 59.6 20.4 12.3 38.9 0.8 4.8 1.0 2.3 1.7 1.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Gia đình Họ hàng Bạn bè Đồng nghiệp Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực Hàng xóm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Đối với những người nhận được sự trợ giúp "thường xuyên" từ Gia
đình trong công việc hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,3%, bởi gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho người lao động để họ yên tâm lao động sản xuất. Số người không bao giờ nhận được sự trợ giúp nào từ gia đình chiếm tỷ lệ không đáng kể với 0,8%; các mức hỗ trợ như "thỉnh thoảng", "hiếm khi" chiếm tỷ lệ không cao (lần lượt là 16,8% và 4,1%); từ đó, thấy
được vai trò của gia đình rất quan trọng, có tác động trực tiếp lên mọi hoạt
động sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Ở những người nhận được sự trợ
giúp từ Họ hàng ở mức "thường xuyên" khá thấp (20,0%), trong khi tỷ lệ
người "thỉnh thoảng" nhận được sự trợ giúp chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,6%; số người "hiếm khi" được trợ giúp chiếm 20,4%; số người "không bao giờ" nhận được sự trợ giúp chiếm tỷ lệ không đáng kể với 4,8%. Nếu so sánh sự
trợ giúp giữa gia đình và họ hàng thì thấy có sự khác biệt rõ rệt, do sự ảnh hưởng của Họ hàng tới các hoạt động thường ngày của các cá nhân là không nhiều vì vậy họ nhận được sự trợ giúp không cao, đa phần chỉ ở mức "thỉnh thoảng"; "Nhóm hỗ trợ nhiều nhất trong công việc là nhóm bạn bè, đồng
làm nông nghiệp nên mối quan hệ của gia đình cũng không có nhiều để hỗ trợ
cho sự thăng tiến của mình. Khi mình đi làm ở đây thì mình bắt đầu có mối quan hệ dần, chính những mối quan hệ đó chúng ta phát triển tốt đẹp lên để
anh em bạn bè hỗ trợ cho nhau để thăng tiến lên. Chia sẻ về cá nhân tôi là như vậy" (PVS, nam, 30 tuổi).
Những người nhận được sự trợ giúp từ Bạn bè ở mức "thường xuyên" và "thỉnh thoảng" chiếm tỷ lệ trung bình với 42,6% và 53,1%, đây là điều khá dễ hiểu vì sự trợ giúp này mức độ chỉ đứng sau sự trợ giúp của Gia đình, số
người "hiếm khi" nhận được sự trợ giúp và "chưa bao giờ" nhận được sự trợ
giúp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những người nhận được sự trợ giúp "thường xuyên" từ đồng nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,6%, chủ yếu là các giúp
đỡ, hỗ trự về công việc chuyên môn, tỷ lệ này có chiều hướng giảm đối với các mức trợ giúp khác: "thỉnh thoảng (33,7%); "hiếm khi" (5,3%); "không bao giờ" (2,3%). Còn đối với những người nhận được sự trợ giúp "thường xuyên" và "thỉnh thoảng" từ Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc chiếm tỷ lệ trung bình, gần tương tự so với sự trợ giúp từ bạn bè (39,1% và 46,8%); ở các mức trợ giúp khác có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ không
đáng kể. Nhìn chung, sự trợ giúp này đa phần từ phía cấp trên, những người làm công tác quản lý tại nơi làm việc. Sự trợ giúp từ hàng xóm chỉ ở mức "thỉnh thoảng" và "hiếm khi" chiếm tỷ lệ trung bình (45,1% và 38,9%); ở mức "thường xuyên" và "không bao giờ" chiếm tỷ lệ không đáng kể. "Đối với bản thân tôi, về vốn xã hội trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì tôi nghĩ đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ ở đây, cái quan trọng nhất để phát triển bản thân đó là sự thể hiện trình độ, năng lực của bản thân mình. Ví dụ
như tôi, khi đi học cũng đã phải tự mình cố gắng, còn gia đình bạn bè chỉ là 1 phần hỗ trợ việc học của mình. Sau khi học xong ra đi làm thì cũng dựa trên cái hồ sơ đó, cái mà mình làm được đó tổ chức cũng đánh giá và nhìn nhận mình. Trong quá trình i làm n nay c ng ã g n 10 n m r i, t m th i g i là
thành công một chút, thì cũng hầu hết là do trình độ năng lực bản thân, thế còn tất cả các mối quan hệ đó chỉ là điều kiện cần cho mình phát triển, thăng tiến trong công việc để cho mình làm việc tốt hơn" (PVS, nam, 28 tuổi).
* Thích ứng hơn với yêu cầu công việc
Trong quá trình làm việc, người lao động nhân được hỗ trợ của đồng nghiệp cơ quan với những cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thân quen của họ với đồng nghiệp. Phần lớn hỗ trợ từ đồng nghiệp thường liên quan tới lĩnh vực làm việc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề công việc. Kết quả khảo sát cho thấy:
Bảng 2.8. Nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp cơ quan
(Đơn vị %)
Sự hỗ trợ Số lượng Tỷ lệ
Giải quyết hộ công việc 40 16,0
Hướng dẫn cách làm việc 96 38,4
Cung cấp thông tin phục vụ cho công việc 76 30,4
Không giúp đỡ gì 18 7,2
Khác 20 8,0
Tổng 250 100
Qua số liệu khảo sát có thể thấy khá rõ, tỷ lệ người được bạn đồng nghiệp cùng cơ quan hỗ trợ về "hướng dẫn cách làm việc" chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,4% (96 người trả lời) ở hỗ trợ này của đồng nghiệp thường là những hướng dẫn của đồng nghiệp làm việc lâu năm chia sẻ cho những đồng nghiệp mới, thông qua hướng dẫn cách làm việc từ đồng nghiệp người lao
động sẽ có cơ hội học hỏi thay đổi bản thân, giúp nâng cao kỹ năng, tay nghề
và hiệu quả làm việc; tỷ lệ này có sự khác biệt đối với các trợ giúp khác, chiếm cao thứ hai là hỗ trợ về "cung cấp thông tin phục vụ cho công việc" chiếm 30,4% có thể thấy việc cung cấp thông tin phục vụ cho công việc giữ
vai trò cực kỳ quan trọng, giúp định hướng làm việc và hiệu quả công việc tốt hơn, khắc phục những khó khăn trong quá trình làm việc; các trợ giúp khác chiếm tỷ lệ khá thấp lần lượt là: Giải quyết hộ công việc (16,0%); khác (8,0%). Bên cạnh đó, vẫn có tới 7,2% số người trả lời cho biết họ không nhận
được sự giúp đỡ gì từ các đồng nghiêp cơ quan trong quá trình làm việc. Vì vậy việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp tại cơ quan là cực kỳ
quan trọng, ngoài tạo môi trường làm việc thân thiện, còn góp phần tạo dựng vốn xã hội trong việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn, kiến thức và tay nghề giúp nâng cao hiệu quả lao động. Vì vậy các cơ quan, doanh nghiệp cần chú trọng tới môi trường làm việc tại cơ quan, nên tạo không khí làm việc thân
thiện, tạo dựng mối quan hệ làm việc một cách chuyên nghiệp để giúp người lao động phát huy hết năng lực của bản thân, nâng cao hiệu quả công việc.
Từ kết quả phân tích có thể thấy, việc xây dựng một môi trường làm việc tại cơ quan nhằm đạt được hiệu suất công việc cao nhất thì rất cần việc
điều chỉnh các mối quan hệ của những người lao động tại cơ quan, việc phối hợp hiệu quả và phát huy được tinh thần hỗ trợ nhau trong công việc sẽ giúp người lao động có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về chuyên môn với nhau, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc. "Ở cơ quan tôi các đồng nghiệp trao đổi công việc với nhau rất cởi mở, những người làm việc lâu năm thường am hiểu sâu về chuyên môn nên nhiều khi họ hay hỗ trợ các cán bộ trẻ
thông qua việc hướng dẫn làm việc, cung cấp những thông tin liên quan để
trợ giúp nhau. Thông thường chỉ khi nào việc bận thì mới giải quyết hộ công việc cho nhau, tôi thấy môi trường làm việc càng chuyên nghiệp thì hiệu quả
công việc sẽ cao, do người lao động hỗ trợ và phối hợp với nhau trong công việc tốt hơn, vì vậy dù ở bất cứ lĩnh vực nào hay cơ quan nào thì vấn đề quan hệ giữa các đồng nghiệp cùng cơ quan là rất quan trọng, nhằm duy trì một môi trường làm việc chuyên nghiệp. (PVS, nữ, 28 tuổi).
2.3.1.3.Tham gia các hoạt động xã hội
Tham gia vào các hoạt động xã hội được đánh giá là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, và là quá trình tái tạo dựng vốn xã hội, là cơ sở để duy trì và phát triển vốn xã hội và tạo dựng nguồn vốn xã hội mới cho nguồn nhân lực. Việc mỗi cá nhân tham gia vào hoạt động xã hội được xem như điều kiện cần để có thể mở rộng quan hệ xã hội và tìm kiếm các lợi ích từ
các nhóm xã hội mà cá nhân tham gia. Những lợi ích này có thể là những tác
động tích cực về nhiều mặt đối với cá nhân như thuận lợi hơn cho công việc, thuận lợi hơn cho những nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, hoặc về sự thích ứng với yêu cầu công việc, hoặc sự đáp ứng các nhu cầu cá
Nghiên cứu này xem xét vai trò của vốn xã hội trong việc tạo cơ hội và thúc đẩy cá nhân tham gia các hoạt động xã hội qua ba nhóm hoạt động chính: tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, tham gia hoạt động của nhóm nghề
nghiệp, và tham gia hoạt động của các nhóm phi chính thức khác như nhóm cùng sở thích, nhóm tín dụng hụi/họ…
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 80% (200 người) trả lời thường xuyên tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội do cơ quan phát động. Các hoạt động này bao gồm các hội thi, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể
dục, thể thao, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn… Các hoạt động này do rất nhiều các nhóm xã hội khác nhau trong cơ quan phát động nhưĐoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đảng ủy, Công đoàn….
Khi được hỏi về mối liên hệ giữa vốn xã hội của cá nhân với việc tham gia xã hội, nguồn nhân lực trẻ cho biết, vốn xã hội đóng vai trò tích cực trong việc giới thiệu các nhóm chính trị xã hội để cá nhân tham gia:
“Mình tham gia là do trưởng phòng giới thiệu. Anh ấy nói cố gắng tham gia các hoạt động cũng là cơ hội cọ sát và giao lưu với mọi người, tạo thiện cảm với mọi người, nhất là cán bộ mới và trẻ như mình” (PVS nam, 23 tuổi).
Không chỉ đóng vai trò trong việc cung cấp các tiếp cận cần thiết để cá nhân tham gia hoạt động xã hội, vốn xã hội còn được nhìn nhận như thành tố
thúc đẩy quá trình tham gia tích cực của cá nhân trong các hoạt động của các nhóm chính trị xã hội.
“Hoạt động thì vui nhưng mà cũng tốn nhiều thời gian lắm, đôi khi mình kẹt thời gian quá mà không biết làm thế nào để cân bằng lại được. Uýnh một cái phải ở lại đến tối để chuẩn bị cho hoạt động này, uýnh một cái lại phải bỏ cả thứ bảy chủ nhật để chuẩn bị cho đại hội kia. Mà công việc thì vẫn
cứ phải hoàn thành. Mình biết là tham gia cũng vui, cũng được hòa đồng với mọi người. Nhưng nếu bà xã mình mà không ủng hộ và anh chị em bạn bè
đồng nghiệp không động viên, có lẽ mình cũng không tham gia được đến bây giờ nữa” (PVS, nam, 29 tuổi, Bí thư Đoàn thanh niên).
“Nói chung là tham gia các hoạt động ở cơ quan thì mình cũng không muốn lắm, vì là mình là gái có chồng rồi, còn chồng còn con, đi làm về phải nhanh nhanh mà đón con, rồi về nhà lại tất bật chợ búa, cơm nước… Nhưng mà nhiều hoạt động, cả phòng tham gia rất nhiệt tình, mình cũng không thể
nào nhìn thấy mọi người nhiệt tình quá như thế mà cứ lần nữa mãi không tham gia được, nên mình nhào vô làm chương trình kịch bản cùng tụi nó luôn. Không ngờ sau nó tụi nó mới nói chứ, chị T chị làm bọn em choáng quá, không ngờ chị lại tổ chức hay như vậy, sếp cũng khen là sáng tạo nữa. Nên là sau lần đấy, được khen hoài, mình cũng thích và hăng hái tham gia nhiều hoạt động” (PVS, nữ, 30 tuổi, cán bộ công đoàn).
Bên cạnh việc tham gia các nhóm chính trị - xã hội, các cá nhân còn tích cực tham gia hoạt động của các nhóm nghề nghiệp, như các hoạt động trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ.
“Không biết các chị ở ngoài đó thì có tham gia mấy cái hoạt động hội giảng, hội thảo trao đổi chuyên môn không, chứ chúng tôi trong này tổ chức nhiều cái lắm. Anh chị em tham gia đầy đủ làm. Mình mời các chuyên gia về
chia sẻ về công tác xã hội rồi về kỹ năng cụ thể, vài tuần hoặc là vài tháng một chuyên gia (…) Mà mời chuyên gia cũng toàn dựa vào quan hệ ngoại giao của trưởng phòng thôi, chứ chúng tôi đâu có quen” (PVS, nam, 34 tuổi, phó phòng).
Việc tham gia hoạt động của các nhóm phi chính thức khác như nhóm sở thích, nhóm tín dụng hụi, họ cũng được cá nhân chú trọng. Họ lập luận
kinh tế và tinh thần. Đồng thời cũng giúp nguồn nhân lực tạo dựng được vốn xã hội mới – những yếu tốđể giúp họ tìm kiếm được nhiều lợi ích hơn nữa.
“Ôi hoạt động thì nhiều lắm, lúc đi nhậu, lúc đi hát, lúc đi café, chủ
yếu là tạo cơ hội cho mọi người chia sẻ với nhau, có người cần giúp thì mỗi người xúm vào giúp một tý cũng xong, đấy như đợt vừa rồi một chị trong nhóm con phải mổ, hả nhóm lại đóng góp mỗi người giúp cho một tý, có anh có em, có bạn có bè, nương tựa vào nhau (…) nhưng có khi nhà có chuyện này, cơ quan có chuyện kia thì động viên nhau mấy câu, cũng nhẹ đi rất nhiều… Tham gia như này lợi được nhiều mà không có hại đâu (cười)” (PVS, nam, 30 tuổi).
Rõ ràng, những lợi ích mà việc tham gia các hoạt động xã hội đem lại cho cá nhân được họ ghi nhận và xác định như mục tiêu chính để tham gia vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, khi tìm hiểu cụ thể việc tham gia vào các hoạt động này, vốn xã hội lại đóng vai trò như bộ lọc sắp xếp các cá nhân tham gia với các vai trò khác nhau. Việc tham gia ở các mức độ khác nhau này, cũng đem lại lợi ích ở mức độ cũng rất khác nhau. Nếu cá nhân được cất nhắc tham gia hoạt động với vai trò tổ chức, hoặc được xác định là cá nhân chủ chốt trong từng hoạt động cụ thể, họ sẽ nhận được lợi ích hơn những vai trò khác khi tham gia hoạt động.
“Khi nghe nói đến việc tham dự hội diễn văn nghệ, mình cũng muốn tham gia. Đây là một cơ hội để mọi người biết đến mình hơn, và tạo thiện cảm cho đội ngũ lãnh đạo cấp trên hơn, chẳng hạn như cán bộ cấp tỉnh họ có
đến cơ quan làm việc, thì mình cũng đã có cơ hội được làm quen từ trước rồi. Lúc đấy mọi việc sẽ được giải quyết thuận lợi hơn nhiều. Mình càng tham gia vào tiếp mục chính hoặc là mình được trong ban tổ chức, thì người ta càng chú ý đến mình hơn, cơ hội để người ta nhớ mình cũng nhiều hơn. Nhưng mà nói chung, cũng phải có anh chị em trong nhóm chơi với mình đề cử, rồi mọi
người khác ủng hộ thì mình mới được tham gia tiếp mục chính, chứ không thì cũng cũng chỉ làm chân chạy việc hoặc phụ họa cho người khác, biết đến bao giờ cấp trên mới nhớđến mình” (PVS, nữ, 28 tuổi).
2.3.2. Tác động tiêu cực
Vốn xã hội và các nguồn lực tạo nên vốn xã hội đã trở nên quen thuộc trong xã hội hiện nay. Bên cạnh tác động tích cực của vốn xã hội với việc tạo ra những cơ hội cho cá nhân, vốn xã hội cũng tạo ra điều kiện, môi trường cho những trở lực trong phát triển nguồn nhân lực trẻ.