CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điểm chung về khách thể nghiên cứu
2.1.2. Về cơ cấu giới tính
giới trong khu vực Nhà nước. Từ việc khảo sát, nghiên cứu này sẽ làm rõ
được hiện trạng sử dụng lao động trẻ là nam giới và nữ giới tại các tổ chức, cơ
quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ đó giúp cơ cấu và định hướng phát triển nguồn nhân lực theo giới phù hợp với tình hình phát triển của lao động trẻ hiện đang làm việc trong khu vực kinh tế này của tỉnh thời
điểm hiện tại và tương lai. Qua khảo sát nguồn nhân lực trẻ hiện đang công tác tại các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Tuyên Quang, kết quả khảo sát như sau:
Biểu đồ 2.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu
41.2% 58.8%
Nam Nữ
Tham gia cuộc khảo sát có 250 người trong độ tuổi lao động tại các cơ
quan Nhà nước trên địa bàn, trong đó số tỷ lệ nữ giới chiếm cao hơn nam giới với 58,8% (tương đương 147 người); tỷ lệ nam giới tham gia trả lời chiếm 41,2% (tương đương với 103 người). Từ số liệu khảo sát cho thấy, cơ cấu lao
động nữ ở Tuyên Quang đang chiếm ưu thế. Vì vậy, trong hiện tại và tương lai Tuyên Quang cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động theo giới trong khu vực Nhà nước cho phù hợp với nguồn nhân lực hiện có; bên cạnh
đó, xây dựng chính sách hỗ trợ lao động nữ nhằm tiến tới bình đẳng giới trong quá trình làm việc, tăng thu nhập và tạo cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động là nữ giới. "Về lĩnh vực tuyển dụng hầu hết các cơ quan Nhà nước đều muốn lấy nam. Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ thì mất khoảng 6 năm sinh đẻ nên cơ
ngang nhau. Việc tuyển dụng đầu vào mang tính cạnh tranh và công bằng. Các đồng chí không phân biệt nam hay nữ nếu thi đỗ thì vào tham gia công tác thôi. Về mặt sinh nở thì cơ quan cũng khắc phục, các đồng chí cũng hỗ
trợ, gánh vác cho nhau, bên cạnh đó gần đây tại tỉnh cũng đang có chính sách ưu tiên đối với nữ giới, nhằm tạo sự bình đẳng khi tham gia lao động,
đấy là một hướng đi mà theo tôi là rất đúng đắn”. (PVS, nam, 30 tuổi).