Đơn vị: %
Lợi ích của việc tham gia nhóm Số lượng Tỷ lệ
Hoàn thiện bản thân 108 43,2
Hỗ trợ phát triển công việc 76 30,4 Thư giãn 5 2,0 Hỗ trợ về mặt tình cảm 15 6,0 Hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp 11 4,4 Gia tăng uy tín 19 7,6 Thúc đẩy quyền ra quyết định 7 2,8 Hỗ trợ tài chính 9 3,6
Tổng 250 100
Có nhiều nhóm khác nhau với các chức năng khác nhau như: Nhóm giáo dục, nhóm giải trí, nhóm xã hội hóa... Việc tham gia các tổ chức/nhóm sẽ
giúp cho cá nhân có cơ hội được học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và những hỗ trợ nhất định từ nhóm. Qua kết quả khảo sát cho thấy việc tham gia các nhóm giúp "Hoàn thiện bản thân" chiếm tỷ lệ
người trả lời cao nhất với 43,2%, điều này có thể lý giải bởi mỗi người khi tham gia nhóm đều muốn đạt được mục đích riêng của bản thân, khi tham gia nhóm họ muốn được chia sẻ học hỏi để từ đó khắc phục các yếu kém của bản thân, hạn chế của bản thân, hoạt động trong nhóm họ sẽ nhận được sự trợ giúp của các thành viên nhóm, từ đó giúp các cá nhân khi tham gia nhóm được hoàn thiện bản thân.
Hầu như trong độ tuổi lao động đa phần các cá nhân khi tham gia nhóm họ có mục đích là giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi là chính, vì vậy số
người trả lời rằng tham gia nhóm nhằm mục đích "Thư giãn" chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,0%; số người trả lời cho rằng lợi ích khi tham gia nhóm giúp "Hỗ trợ
phát triển công việc" chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 30,4%; các lợi ích khác như: Hỗ trợ về mặt tình cảm; Hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp; Gia tăng uy tín; Thúc đẩy quyền ra quyết định; Hỗ trợ tài chính chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Vì vậy, có thể thấy khá rõ một điều khi tham gia nhóm thì đa phần các cá nhân đều muốn được đáp ứng và thỏa mãn các lợi ích của họ trong nhóm, tăng cường mối quan hệ, vốn hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm cuộc sống từ đó sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân và đạt được các mục tiêu trong công việc hằng ngày.
Đa phần người tham gia trả lời đều cho rằng tác động của nhóm tới cá nhân là khá lớn, lợi ích mà nhóm mang lại giúp họ tăng cường vốn xã hội, tăng cường quan hệ xã hội giúp họ được hoàn thiện bản thân, những gì nhóm
cuộc sống hằng ngày. "Theo quan sát của tôi thấy thì trong độ tuổi lao động thì đa phần người lao động rất chú trọng tới việc tham gia nhóm với mục đích gì, lợi ích khi họ tham gia là gì, bản thân tôi thấy việc tham gia nhóm sẽ giúp cho tôi hoàn thiện được bản thân, bởi trong nhóm có những người rất giàu kinh nghiệm, hiểu biết, trong nhóm mình lại được tiếp xúc vơi rất nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau, suy nghĩ và hiểu biết khác nhau và quan trọng hơn là khi tham gia nhóm thì nhiều thành viên chia sẻ những thành công và những khó khăn của bản thân họ trong cả cuộc sống và công việc, từ đó mình có những trải nghiệm nhất định và rút ra được những bài học để hoàn thiện bản thân, học hỏi được nhiều điều tăng cường vốn hiểu biết giúp ích cho công việc và cuộc sống hằng ngày" (PVS, nữ, 26 tuổi).
2.3.1.2. Thích ứng và phát triển công việc
Từ kết quả khảo sát có thể thấy, mức độ nhận được sự hỗ trợ hằng ngày của người lao động tỷ lệ có sự khác biệt rõ rệt ở các nhóm đối tượng trợ giúp, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.7. Mức độ nhận được hỗ trợ trong công việc hằng ngày
78.3 58.6 14.2 16.8 53.1 33.7 46.8 45.1 4.1 3.3 5.3 20.0 42.6 39.1 59.6 20.4 12.3 38.9 0.8 4.8 1.0 2.3 1.7 1.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Gia đình Họ hàng Bạn bè Đồng nghiệp Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực Hàng xóm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Đối với những người nhận được sự trợ giúp "thường xuyên" từ Gia
đình trong công việc hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,3%, bởi gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho người lao động để họ yên tâm lao động sản xuất. Số người không bao giờ nhận được sự trợ giúp nào từ gia đình chiếm tỷ lệ không đáng kể với 0,8%; các mức hỗ trợ như "thỉnh thoảng", "hiếm khi" chiếm tỷ lệ không cao (lần lượt là 16,8% và 4,1%); từ đó, thấy
được vai trò của gia đình rất quan trọng, có tác động trực tiếp lên mọi hoạt
động sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Ở những người nhận được sự trợ
giúp từ Họ hàng ở mức "thường xuyên" khá thấp (20,0%), trong khi tỷ lệ
người "thỉnh thoảng" nhận được sự trợ giúp chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,6%; số người "hiếm khi" được trợ giúp chiếm 20,4%; số người "không bao giờ" nhận được sự trợ giúp chiếm tỷ lệ không đáng kể với 4,8%. Nếu so sánh sự
trợ giúp giữa gia đình và họ hàng thì thấy có sự khác biệt rõ rệt, do sự ảnh hưởng của Họ hàng tới các hoạt động thường ngày của các cá nhân là không nhiều vì vậy họ nhận được sự trợ giúp không cao, đa phần chỉ ở mức "thỉnh thoảng"; "Nhóm hỗ trợ nhiều nhất trong công việc là nhóm bạn bè, đồng
làm nông nghiệp nên mối quan hệ của gia đình cũng không có nhiều để hỗ trợ
cho sự thăng tiến của mình. Khi mình đi làm ở đây thì mình bắt đầu có mối quan hệ dần, chính những mối quan hệ đó chúng ta phát triển tốt đẹp lên để
anh em bạn bè hỗ trợ cho nhau để thăng tiến lên. Chia sẻ về cá nhân tôi là như vậy" (PVS, nam, 30 tuổi).
Những người nhận được sự trợ giúp từ Bạn bè ở mức "thường xuyên" và "thỉnh thoảng" chiếm tỷ lệ trung bình với 42,6% và 53,1%, đây là điều khá dễ hiểu vì sự trợ giúp này mức độ chỉ đứng sau sự trợ giúp của Gia đình, số
người "hiếm khi" nhận được sự trợ giúp và "chưa bao giờ" nhận được sự trợ
giúp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những người nhận được sự trợ giúp "thường xuyên" từ đồng nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,6%, chủ yếu là các giúp
đỡ, hỗ trự về công việc chuyên môn, tỷ lệ này có chiều hướng giảm đối với các mức trợ giúp khác: "thỉnh thoảng (33,7%); "hiếm khi" (5,3%); "không bao giờ" (2,3%). Còn đối với những người nhận được sự trợ giúp "thường xuyên" và "thỉnh thoảng" từ Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc chiếm tỷ lệ trung bình, gần tương tự so với sự trợ giúp từ bạn bè (39,1% và 46,8%); ở các mức trợ giúp khác có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ không
đáng kể. Nhìn chung, sự trợ giúp này đa phần từ phía cấp trên, những người làm công tác quản lý tại nơi làm việc. Sự trợ giúp từ hàng xóm chỉ ở mức "thỉnh thoảng" và "hiếm khi" chiếm tỷ lệ trung bình (45,1% và 38,9%); ở mức "thường xuyên" và "không bao giờ" chiếm tỷ lệ không đáng kể. "Đối với bản thân tôi, về vốn xã hội trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì tôi nghĩ đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ ở đây, cái quan trọng nhất để phát triển bản thân đó là sự thể hiện trình độ, năng lực của bản thân mình. Ví dụ
như tôi, khi đi học cũng đã phải tự mình cố gắng, còn gia đình bạn bè chỉ là 1 phần hỗ trợ việc học của mình. Sau khi học xong ra đi làm thì cũng dựa trên cái hồ sơ đó, cái mà mình làm được đó tổ chức cũng đánh giá và nhìn nhận mình. Trong quá trình i làm n nay c ng ã g n 10 n m r i, t m th i g i là
thành công một chút, thì cũng hầu hết là do trình độ năng lực bản thân, thế còn tất cả các mối quan hệ đó chỉ là điều kiện cần cho mình phát triển, thăng tiến trong công việc để cho mình làm việc tốt hơn" (PVS, nam, 28 tuổi).
* Thích ứng hơn với yêu cầu công việc
Trong quá trình làm việc, người lao động nhân được hỗ trợ của đồng nghiệp cơ quan với những cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thân quen của họ với đồng nghiệp. Phần lớn hỗ trợ từ đồng nghiệp thường liên quan tới lĩnh vực làm việc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề công việc. Kết quả khảo sát cho thấy: