Cách thức và phương tiện để duy trì vốn xã hộ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh tuyên quang ( nghiên cứu trường hợp tại 4 xã phan thiết, an tường, hưng thành, tân quang (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng tạo dựng, duy trì và mở rộng vốn xã hội của nguồn

2.2.2.2. Cách thức và phương tiện để duy trì vốn xã hộ i

Ở từng nhóm xã hội khác nhau thì phương tiện và hình thức để duy trì vốn xã hội cũng có sự khác nhau, từ kết quả điều tra đối tượng là lao động trẻ

Biểu đồ 2.6. Phương tiện giữ liên lạc với các tổ chức nhóm

Hình thức và phương tiện giữ liên lạc của nguồn nhân lực trẻ được sử

dụng hầu hết ở tất cả các nhóm là dùng điện thoại và gặp mặt trực tiếp, các trang mạng xã hội như các diễn đàn facebook, zalo… và các công cụ email, chat Yahoo, skype được nguồn nhân lực trẻ sử dụng để giữ liên lạc ít hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng các phương tiện này với các nhóm xã hội khác nhau rất đa dạng.

Đối với nhóm gia đình, phương tiện chủ yếu để giữ liên lạc là gặp mặt trực tiếp, có đến 50,8% người trả lời giữ liên lạc với người trong gia đình theo cách này. Cách thứ hai được ưu tiên sử dụng để giữ liên lạc trong nhóm này là dùng điện thoại. Tỷ lệ những người sử dụng điện thoại để giữ liên lạc cũng chiếm tỷ lệ 29,3%. Số người trả lời sử dụng các trang mạng xã hội, các diễn

đàn để đối thoại và liên kết với các thành viên gia đình chiếm tỷ lệ không

đáng kể, dao động từ 8,2% - 11,2%. Khác với nhóm gia đình, đối với nhóm họ tộc, phương tiện được nhiều người trả lời sử dụng nhiều nhất để giữ liên

tương đối, chiếm 30,8%. Các hình thức khác như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, hoặc sử dụng các trang mạng xã hội… được sử dụng ít hơn rất nhiều.

Nhóm đồng nghiệp, tỷ lệ người trả lời sử dụng điện thoại và gặp mặt trực tiếp để giữ liên lạc gần tương đương nhau. Các hình thức khác như sử

dụng thư điện tử, trò chuyện trực tuyến hoặc sử dụng các trang mạng xã hội

để liên lạc được sử dụng nhiều hơn nhóm gia đình và nhóm họ hàng. Đối với nhóm bạn học cũ, nhóm đồng hương, phương tiện chủ yếu được dùng để giữ

liên lạc được các cá nhân cho biết là sử dụng điện thoại. Tỷ lệ những người cho biết sử dụng điện thoại để giữ liên lạc với hai nhóm này lần lượt là 38,5% và 36,5%. Có 2 trong số các tổ chức chính trị - xã hội mà các cá nhân tham gia - Đoàn thanh niên và hội phụ nữđược các cá nhân chủ yếu dùng hình thức gặp mặt trực tiếp để giữ liên lạc.

Với các tổ chức chính trị xã hội khác như: Hội nông dân, hội chữ thập

đỏ và các tổ chức tự nguyện như nhóm cùng sở thích, nhóm tín dụng hụi/họ, hình thức giữ liên lạc được người trả lời cho biết khá dàn trải và đồng đều giữa các phương tiện được sử dụng, từ gặp mặt trực tiếp, đến các hình thức gián tiếp khác như sử dụng điện thoại, internet, các mạng xã hội để duy trì quan hệ. So với nhóm gia đình, nhóm họ hàng và đồng nghiệp, tỷ lệ người trả

lời cho biết sử dụng điện thoại để giữ liên lạc ít hơn, thay vào đó là các phương tiện kỹ thuật hiện đại như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến hoặc sử

dụng các trang mạng xã hội. Chính việc tích lũy vốn kiến thức từ các lĩnh vực, trong đó có việc vận dụng kiến thức từ công nghệ thông tin, phục vụ cho hoạt động giao lưu, làm việc sẽ giúp cho họ nâng cao hiệu quả hoạt động trong nhóm, hoạt động làm việc, chia sẻ kinh nghiệm làm việc với nhau.

Chính việc liên lạc mật thiết trong nhóm mà người lao động tham gia sẽ

giúp họ thường xuyên có cơ hội được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, các kiến thức kỹ năng chuyên môn trong lao động sản xuất và nhiều vấn đề trong cuộc s ng, t ó v n xã h i s d n c tích l y qua vi c giao l u, chia s ó. Có

một điểm khác biệt khá lớn ở nhóm lao động trẻ tuổi và nhóm lao động cao tuổi đó là, phần lớn những lao động trẻ tuổi từ 19 đến 30 tuổi do hiểu biết về

công nghệ khá nhiều vì vậy cách thức liên lạc của họ qua các phương tiện như: điện thoại, mail, yahoo, mạng xã hội... sẽ cao hơn, ngược lại ở nhóm lao

động từ 30 đến 34 tuổi thường thì họ hay liên lạc với nhau bằng hình thức gặp mặt trực tiếp hơn. Ngoài ra, hình thức liên hệ còn có sự khác biệt do tính chất và mức độ quan trọng của họ, nếu những công việc quan trọng và ở phạm vi gần đa phần họ sẽ chọn gặp mặt trực tiếp. Vì vậy, việc giữ liên lạc của họ

trong các tổ chức/nhóm mà họ tham gia qua các kênh khác nhau có tác động khá lớn tới việc giao lưu, chia sẻ nhiều vấn đề liên quan tới việc làm, tới đời sống góp phần nâng cao vốn xã hội, vốn hiểu biết của họ. "Đối vi n thì thi gian đểđi gp g giao lưu vi nhau rt hn chế. Tuy nhiên mình có th tn dng

được mng xã hi để mình kết giao các mi quan h và em cm thy mng xã hi nếu mình biết cách thì rt là hiu qu cho công vic. Gi s có bn nhn tin cho mình là hôm nay ở đây có s kin này hoc là có các mi quan h khác người ta mun mình cung cp thông tin nào đó ri đến lúc sau này mình có lúc s nhờ đến h. Em cm thy mình tn dng được mng xã hi thì mình va làm vic ri mình va lướt web thì mình cũng to được các mi quan h tt mà không phi gp trc tiếp. Tiết kim thi gian mà li rt hiu qu"(PVS, n, 27 tui).

Khi được hỏi về tổ chức/nhóm mà họ thấy quan trọng nhất, thì phần lớn những người tham gia khảo sát đều trả lời là nhóm các thành viên trong gia

đình (35,2%) và nhóm đồng nghiệp (29,4%), các nhóm khác ít được lựa chọn chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này khá dễ hiểu, sở dĩ họ chọn nhóm có tầm quan trọng nhất đối với họ là nhóm các thành viên trong gia đình và nhóm đồng nghiệp là do nhóm các thành viên trong gia đình thì giúp họ điều tiết các quan hệ hằng ngày, thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý, tình

đang tham gia, việc tham gia nhóm đồng nghiệp giúp họ được chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp, tăng cường hiểu biết giúp họ

tích lũy vốn xã hội tốt hơn.

Đặc điểm chung của các thành viên trong tổ chức nhóm: Các thành viên trong tổ chức/nhóm đa phần đều có những điểm chung như cùng độ tuổi chiếm 34,2%; cùng khu vực sinh sống chiếm 21,7%; cùng lĩnh vực nghề

nghiệp chiếm 18,5%; cùng sở thích quan tâm chiếm 15,9%; các đặc điểm khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Vì vậy, có thể khẳng định việc tạo dựng và quy trì các mối quan hệ dựa trên các đặc điểm chung tương đồng, chính là tiền đề cho người tham gia các tổ chức/nhóm có cơ hội học tập và tích lũy

được những vốn hiểu biết nhất định, phục vụ cho hoạt động giao lưu, làm việc của họ. Kết quả khảo sát cho thấy ở nhóm lao động càng trẻ tuổi từ 19 - dưới 30 tuổi thì việc lựa chọn nhóm để tham gia có sự khác biệt khá rõ ở đặc điểm cùng độ tuổi, cùng sở thích và mối quan tâm. Ngược lại, đối với nhóm lao

động cao tuổi hơn từ 30 - 34 tuổi thì đa phần là những người đã lập gia đình vì vậy mục đích tham gia nhóm của họ cũng có sự thay đổi, vì vậy các đặc

điểm chung của cá thành viên trong nhóm thường là cùng lĩnh vực nghề

nghiệp, cùng chí hướng phấn đấu, cùng huyết thống... Ngoài ra, mức thu nhập cũng có tác động khá lớn tới việc tham gia nhóm và các đặc điểm chung của các thành viên nhóm. Nếu tham gia nhóm mà cá nhân đó được thỏa mãn các nhu cầu, cùng chung chí hướng phấn đấu và có nhiều điểm tương đồng thì đa phần họ đều tham gia hoạt động trong nhóm rất nhiệt tính, từ đó hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm sẽ thường xuyên hơn, họ sẽ thường xuyên chia sẻ các vốn hiểu biết, vốn xã hội trong công việc và đời sống hằng ngày, vì vậy một khi cá nhân quyết định tham gia một nhóm nào đó thì họ sẽ có quá trình tìm hiểu và nhận thức về mục đích tham gia nhóm rất sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh tuyên quang ( nghiên cứu trường hợp tại 4 xã phan thiết, an tường, hưng thành, tân quang (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)