CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điểm chung về khách thể nghiên cứu
2.1.5. Về thu nhập
Ở khu vực kinh tế Nhà nước, thu nhập của người lao động phản ánh vị trí mà họ đang làm việc, công tác. Đặc biệt, thu nhập còn phản ánh kinh nghiệm, chuyên môn và tay nghề của người lao động, vốn xã hội mà họ
tích lũy góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Thu nhập còn chính là thước đo sự phát triển của kinh tế - xã hội của khu vực đó, từ thực tế có thể
thấy phần lớn những lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế Nhà nước thường có thu nhập cao hơn các vị trí công việc khác, ở những khu vực phát triển như thành thị và nông thôn, do điều kiện về kinh tế - xã hội, trình
độ chuyên môn nguồn nhân lực... cũng chính là những yếu tố tác động lên thu nhập của người lao động. Kết quả khảo sát về thu nhập người lao động trẻ hiện đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Tuyên Quang, theo địa bàn khảo sát cho thấy:
Bảng 2.2. Thu nhập của lao động trẻ đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước theo địa bàn nghiên cứu
(Đơn vị %)
Xã/phường Thu nhập
trung bình Phan Thiết An Tường Hưng Thành Tân Quang Tổng
Dưới 2 triệu 24,4 27,1 26,1 22,4 100
Từ 2 - 4 triệu 22,6 24,8 31,6 21,1 100
Từ 4 - 6 triệu 26,9 19,4 22,4 31,3 100
Từ 6 - 8 triệu 35,6 20,7 18,8 25,0 100
Trên 8 triệu 34,7 22,7 18,5 24,1 100
Từ số liệu có thể thấy mức thu nhập của những người tham gia cuộc khảo sát thuộc các địa bàn có sự khác biệt khó rõ nét. Ở mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng và từ 2 - 4 triệu đồng/người/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất
ở xã An Tường và Hưng Thành do đây là 2 xã ngoại thành của Tp. Tuyên Quang. Tuy nhiên, ở mức thu nhập cao hơn từ 4 - 6 triệu (đây là mức thu nhập khá) tỷ lệ này có sự thay đổi rõ nét, số người có mức thu nhập ở mức này chiếm cao nhất ở 2 phường: Phan Thiết (26,9%) và Tân Quang (31,3%), trong khi ở 2 xã ngoại thành là An Tường và Hưng Thành tỷ lệ người có mức thu nhập này chiếm không cao lần lượt là (19,4% và 22,4%). Có thể thấy rằng, càng ở mức thu nhập cao thì đòi hỏi lực lượng lao động phải có tay nghề
chuyên môn cao và tập trung ở khu vực phát triển như 2 phường nội thành của Tp. Tuyên Quang là phường Phan Thiết và Tân Quang.
Ở mức thu nhập từ 6 - 8 triệu và từ 8 triệu trở lên cũng chiếm tỷ lệ khá cao ở khu vực nội thành Tp. Tuyên Quang là 2 phường Phan Thiết và Tân Quang, cụ thể ở cả 2 mức thu nhập từ 4 - 6 triệu và từ 8 triệu trở lên phường Phan Thiết chiếm tỷ lệ cao gấp 1,5 lần so với xã An Tường và gấp gần 2 lần so v i xã H ng Thành. T ó có th th y khu v c kinh t phát tri n th ng
tập trung các ngành nghề nhiều hơn, nguồn lao động cũng có chuyên môn và tay nghề cao hơn, vì vậy thu nhập của người lao động có sự khác biệt khá rõ rệt ở các địa bàn này, thu nhập thấp thường tập trung ở khu vực kinh tế kém phát triển như ngoại thành, lao động tay nghề chuyên môn thấp. Thu nhập của người lao động còn phản ánh lĩnh vực và vị trí làm việc mà họ đang tham gia lao động, sản xuất; phản ánh sự phát triển của lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Tuyên Quang; phản ánh trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và tay nghề của người lao động.
Mức thu nhập và nguồn thu nhập có mối quan hệ mật thiết tới những kinh nghiệm, vốn xã hội mà người lao động tích lũy được từ học tập, làm việc, từ cuộc sống hằng ngày, vì vậy vốn xã hội mà người lao động tích lũy
được không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà nó còn tác động trực tiếp tới
đời sống của người lao động đó về thu nhập, mức sống, điều kiện vầ hoàn cảnh sống, mối quan hệ xã hội... "Về mặt bằng chung thì tôi thấy hiện nay thu nhập của người làm trong các cơ quan Nhà nước còn khá thấp, có sự chênh lệch khá lớn giữa những lao động làm trong các cơ quan Nhà nước và các cơ
quan, doanh nghiệp bên ngoài; do thu nhập thấp nên nhiều lao động trẻ khá năng động ngoài thời gian làm việc tại cơ quan Nhà nước còn làm thêm ngoài để kiếm thêm thu nhập, thu nhập của những người làm trong lĩnh vực Nhà nước lương hướng thường được tính theo phẩy với hệ, vậy nên lương rất thấp, như tôi chẳng hạn lương rất thấp, trong khi tôi công tác tại Bảo tàng tỉnh đã được hơn 5 năm nay, ngoài thời gian làm ở Bảo tàng tôi còn phải làm thêm việc khác nữa thì thu nhập mới đủ chi tiêu trong gia đình". (PVS, nữ, 28 tuổi).
* Tiểu kết:
Kết quả khảo sát trong nghiên cứu cho thấy, thông tin chung về người tham gia cuộc khảo sát: từ cơ cấu giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp cho đến thu nhập hàng tháng đã phản ánh khá rõ về tình hình nguồn nhân l c t i t nh Tuyên Quang, v n xã h i mà h tích l y c t nhi u lnh
vực để phục vụ cho hoạt động lao động việc làm, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Nhìn chung, với những đặc điểm trên về
nhóm đối tượng tham gia khảo sát cho thấy vốn xã hội cho sự phát triển nguồn nhân lực tại Tuyên Quang có nhiều thuận lợi, thể hiện được thực trạng chung về nguồn nhân lực và là cơ sở để phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.