Sơ đồ hạch toántài khoản 521

Một phần của tài liệu 2518_013209 (Trang 29 - 31)

111.131

Khoản chiêt khâu thương mại

Thuế GTGT hoàn lai

Doanh thuhàng bán bị trả lại. khoản giâm giá hàng bán phát sinh

cho khách hàng

1.4. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN

1.5. Khái niệm

Giá vốn hàng bán phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tu; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tu nhu: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tu theo phuơng thức cho thuê hoạt động (truờng hợp phát sinh không lớn); chi phí nhuợng bán, thanh lý BĐS đầu tu... (Thông tư số

200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp)

Trị giá vốn hàng xuất bán của doanh nghiệp thương mại chính là trị giá mua của hàng hóa cộng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất trong kỳ.

1.4.1. Tính giá vốn hàng bán

Theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho đã quy định: Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp:

• Phương pháp tính theo giá đích danh có thể áp dụng đối với doanh nghiệp có ít chủng loại hàng hoặc mặt hàng ổn định và dễ nhận diện. Theo phương pháp này, kế toán sẽ sử dụng giá gốc thật sự của từng đơn vị hàng tồn kho để xác định giá trị của hàng tồn kho và hàng xuất kho.

• Phương pháp nhập trước - xuất trước trước được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.Theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

• Phương pháp bình quân gia quyền được áp dụng dựa trên giả định là tất cả hàng đang có sẵn trong kho đều bị trộn lẫn vào nhau, không phân biệt được theo các lần nhập kho khác nhau. Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của hàng tồn kho hiện có lúc đầu kỳ và có giá trị các lô hàng nhập kho trong kỳ. Trường hợp giá trị trung bình này được tính sau mỗi lần nhập thì gọi là “bình quân gia quyền liên hoàn”. Trường hợp giá trị trung bình này được tính một lần vào cuối kỳ thì gọi là “bình quân gia quyền cố định”.

• Phương pháp giá bán lẻ thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi

nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng. Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và hàng hóa hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán.

1.4.2. Chứng từ sử dụng

Phiếu xuất kho (hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ).

1.4.3. Tài khoản sử dụng TK 632: Giá vốn hàng bán

Hạch toán tổng hợp

Một phần của tài liệu 2518_013209 (Trang 29 - 31)