So sánh năng lực của ViettelTelecom với VinaPhone và MobiFone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 82 - 84)

1. Tốc độ đường truyền Nhanh Nhanh Nhanh

2. Mạng lưới hoạt động Rộng nhất Tương đối Tương đối

3. Cơ sở vật chất Hiện đại Hiện đại Hiện đại

4. Tiềm lực về tài chính Lớn mạnh, dồi dào

Mạnh Khá. Đang thu hút

thêm đầu tư

khách hàng chưa thực sự tốt

6. Khuyến mại Thường xuyên,

quy mô lớn

Thường xuyên Thường xuyên,

quy mô lớn 7. Giá cước Thấp Trừ tiền không rõ ràng Tự động gia hạn dịch vụ Phí thấp Trừ tiền không rõ ràng Tự động gia hạn dịch vụ Tính phí cao khi hết hạn Cao 9. Đội ngũ nhân viên Số lượng lớn, có trình độ, thái độ tích cực. Số lượng ít, tính chủđộng cao trong công việc. Số lượng lớn, có trình độ. Cách làm việc chưa rõ ràng

12. Hoạt động Marketing Quy mô Nhỏ lẻ Đa dạng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

c. Phân tích thị trường

Với tốc độ tăng trưởng ổn định những năm gần đây, thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông Việt Nam vẫn đang hứa hẹn là một lĩnh vực nhiều sức hút đối với các doanh nghiệp, gồm cả các doanh nghiệp viễn thông trong nước và nước ngoài tiềm năng. Cùng với đó, Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông trong nước đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu, cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa như 5BARz, Vodafone,... mở rộng hơn trước rất nhiều đã làm cho thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông cạnh tranh công bằng hơn.

Các nhà chiến lược của Viettel Telecom cùng có nhận định với một số chuyên gia trong ngành khi cho rằng đối thủ đối thủ lớn nhất của các nhà mạng trong nước không còn là những nhà mạng trong nước còn lại, mà giờ đây, các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên biên giới mới là những đối thủ nặng ký nhất của nhà mạng Việt Nam. Trong đó, thị trường các thành phố, đô thị lớn trong cả nước sẽ là những thị trường chính yếu chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt nhất đến từ các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông với quy mô khác nhau trên thị trường.

những đòi hỏi khắt khe và chất lượng hơn. Đồng thời, Google hay Facebook đang thử nghiệm cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao toàn cầu, cạnh tranh trực tiếp với các nhà mạng viễn thông truyền thống, với tham vọng phủ sóng internet miễn phí toàn cầu trong tương lai không xa. Sát với thực tế hơn, không khó khăn để có thể thấy rằng hầu như bất cứ người dùng thiết bị thông minh nào tại Việt Nam đều đang trả tiền sử dụng dịch vụ nội dung (nội dung số như âm thanh, hình ảnh, các ứng dụng, dịch vụ back-up dữ liệu…) thông qua các kho ứng dụng toàn cầu như Apple AppStore, Google Play, Windows Appstore hay các kho ứng dụng trong nước như Appota... Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trong nước như Zing, VNG, Garena… cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ thu hút một lượng người dùng đầu cuối đáng kể, và các nhà cung cấp dịch vụ này đang dần dần lấn lướt các nhà mạng viễn thông về chất lượng nội dung và chất lượng dịch vụ.

Ở mảng khách hàng doanh nghiệp, Amazon Web Services (AWS) hay Google cũng đang nhắm đến mảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu, sao lưu bảo vệ và bảo mật dữ liệu, cung cấp dịch vụ email cho các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ bằng vài cái click chuột và thông qua hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng vô cùng đơn giản và tiện lợi, chi phí đầu tư ban đầu gần như bằng 0 và trả theo thực tế sử dụng (pay-as-you- grow) trong khi đó nhu cầu trong thị trường hiện là rất lớn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nhà mạng viễn thông Việt Nam rất cần thiết phải tự dịch chuyển mình thành các nhà cung cấp dịch vụ, tức là thị trường cần gì thì các doanh nghiệp cần cung cấp chứ không phải doanh nghiệp cung cấp cái doanh nghiệp có cho thị trường.

Từ 2018 trở lại đây, các doanh nghiệp viễn thông di động trong nước như Viettel Telecom, MobiFone và Vinaphone đã có những bước đi cụ thể nhằm xác định chiến lược phát triển trong thời gian tới, trong đó các dịch vụ về nội dung, dữ liệu và ứng dụng cần được phải ưu tiên phát triển, phù hợp với nhu cầu của người dùng cá nhân cũng như tổ chức trong các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, du lịch, thương mại điện tử... Đây là định hướng dù triển khai có hơi muộn, nhưng hoàn toàn là đúng đắn để các nhà mạng Việt Nam tiến một bước dài trở thành nhà cung cấp dịch vụ, cạnh tranh được với các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên biên giới trong thời gian tới đây, trong bối cảnh doanh thu từ các dịch vụ thoại và tin nhắn truyền thống đang trên đà sụt giảm nhanh chóng theo thời gian.Qua tiến hành khảo sát Tổng công ty viễn thông Viettel về tình thế thị trường, kết quả tổng hợp được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)