Một số mục tiêu cụ thể của ViettelTelecom năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 117 - 119)

Mục tiêu cụ thể Năm 2025

Tăng trưởng doanh thu dịch vụ viễn thông 16 – 19%

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư 16 – 19%

Số lượng thuê bao 5G 3.900.000

Phát triển thêm số lượng dịch vụ giá trị gia tăng 60

Tăng trưởng khách hàng dịch vụ viễn thông 30%

Nâng cao năng suất sản xuất thiết bị viễn thông 30%

(Nguồn: Tổng công ty viễn thông Viettel)

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel

3.3.1. Các giải pháp về phân tích tình thế môi trường chiến lược dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel Tổng công ty viễn thông Viettel

Việc phân tích tình thế chiến lược dịch vụ viễn thông di động là một hoạt động phức tạp nhằm thu thập, xử lý các thông tin về các diễn biến, thay đổi cũng như các xu hướng phát triển của thị trường, môi trường cạnh tranh và bối cảnh kinh doanh của Viettel Telecom. Dựa vào kết quả phân tích tình thế môi trường chiến lược, các nhà quản trị của Viettel Telecom có thể đề ra và thực hiện các quyết định có tính chiến lược, đưa ra các sản phẩm dịch vụ chiếm lĩnh thị trường. Việc nắm bắt thường xuyên, đầy đủ và kịp thời các thông tin môi trường chiến lược giúp cho công ty đánh giá đúng được các thời cơ kinh doanh, đón bắt được các cơ hội để đạt tới sự thành công. Theo đó, các nhà quản trị chiến lược của Viettel Telecom có thể cho phép vận dụng một số công cụ phân tích tình thế môi trường chiến lược như các mô thức phân tích tổng hợp các nhân tố môi trường bên ngoài (EFAS) và môi trường bên trong (IFAS), ma trận TOWS, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận GS.

Trong luận văn này, tác giả xin trình bày giải pháp về phân tích tình thế môi trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông với ma trận hình ảnh cạnh trạnh, ma trận GS và ma trận TOWS.

a. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Viettel Telecom trong ngành. Qua đó, giúp cho nhà quản trị của Viettel Telecom nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với các đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho Viettel Telecom và những điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:

Bước 1: Lập một danh sách các yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của Viettel Telecom trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của Viettel Telecom trong ngành. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của Viettel Telecom với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là khá, 2 là trung

bình và 1 là yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận. Đánh giá: So sánh tổng số điểm của Viettel Telecom với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của Viettel Telecom.

Theo đó, với Viettel Telecom có thể xây dựng ma trận cạnh tranh như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)