CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
1.3.5. Kiểm tra và đánh giá công tác quản trị thị trường chiến lược
a) Kiểm tra công tác quản trị thị trường chiến lược
Các hoạt động kiểm tra công tác quản trị thị trường chiến lược nói chung và trong kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, cần tiết kiệm tối đa chi phí, không cần quá nhiều thông tin cũng như quá ít thông tin; hoạt động kiểm tra phải tiết kiệm và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, hoạt động kiểm tra phải phù hợp với mọi giai đoạn quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. Hoạt động này chỉ có thể đạt các mục tiêu đặt ra khi nó được tiến hành phù hợp với đối tượng kiểm tra. Việc xác định nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra, đánh giá dựa trên cơ sở đòi hỏi của đối tượng đánh giá. Mỗi doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng khác nhau do quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Vì thế nội dung quản trị thị trường chiến lược và cách kiểm tra đánh giá cũng khác nhau. Việc kiểm tra công tác quản trị thị trường chiến lược của một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ phức tạp hơn so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, do doanh nghiệp lớn chịu ảnh hưởng lớn của rất nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh cả trong nước và ngoài nước.
Thứ ba, các hoạt động kiểm tra, đánh giá mang tính cung cấp thông tin cập nhật cho nhà quản trị thị trường chiến lược. Để đảm bảo khả năng dự tính trước của hoạt động
kiểm tra đánh giá, doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp thu thập, xử lí và sử dụng số liệu hiện đại. Các thông tin, số liệu cũ không còn thích hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh, vì vậy, việc cập nhật thông tin mỗi ngày là cần thiết.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng phải được đặt ra phù hợp với việc kiểm tra các hoạt động cụ thể. Các kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, song lại càng phụ thuộc nhiều vào các nhân tố bên trong doanh nghiệp bấy nhiêu. Cho nên nếu không có sự biến động của thị trường chiến lược thì việc kiểm tra, đánh giá các kế hoạch này càng phải chú trọng xem xét các giải pháp thực hiện mục tiêu đã xác định.
Thứ năm, hoạt động kiểm tra phải đảm bảo tính linh hoạt: Các yếu tố môi trường kinh doanh đều biến động và là điều kiện để đảm bảo kết quả của công tác kiểm tra. Vậy để đảm bảo tính linh hoạt doanh nghiệp phải biết kết hợp ngay trong kế hoạch kiểm tra của mình hình thức kiểm tra định kì và kiểm tra bất thường, đồng thời, hoạt động này phải được triển khai trong thực tiễn.
Thứ sáu, cần thiết lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể nhằm tái hiện thực trạng đang xảy ra của doanh nghiệp.
Thứ bảy, hoạt động kiểm tra phải tập trung vào những điểm thiết yếu: các yếu tố khác nhau của cả môi trường bên ngoài và môi trường bên trong đều biến đổi không ngừng, đặc biệt là sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài. Không có sự biến động nào là giống nhau hết vậy nên công tác dự đoán không phải lúc nào cũng đem lại kết quả đúng như sự vận động của các nhân tố đó. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác quản trị thị trường chiến lược, nhà quản trị cần hướng sự tập trung vào những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến thị trường chiến lược, chiến lược kinh doanh hoặc kế hoạch triển khai chiến lược cũng như những nhân tố có sự biến động chệch khỏi xu thế đã dự đoán đáng kể. Tuy nhiên, việc xác định những điểm yếu cần tập trung không phải lúc nào cũng đơn giản. Có những nhân tố bất khả khảng không thể đoán được.Thực hiện tập trung vào những điểm yếu khi đánh giá chiến lượclà hoàn toàn cần thiết nhằm tập trung vào nỗ lực giải quyết vấn đề cần thiết và đem lại hiệu quả cao với công việc
b) Đánh giá quản trị thị trường chiến lược
Đánh giá hiệu suất quản trị thị trường chiến lược là quá trình đo lường và lượng hóa các kết quả của hoạt động quản trị thị trường, thực thi những hành động điều chỉnh để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản trị thị trường chiến lược và đáp ứng với những điều kiện
thay đổi của môi trường.
Một quy trình đánh giá hiệu suất quản trị thị trường chiến lược đầy đủ bao gồm các bước sau:
1. Xác định những yếu tố cần đo lường. 2. Xây dựng các tiểu chuẩn định trước. 3. Đo lường kết quả hiện tại.
4. So sánh kết quả hiện tại với tiêu chuẩn. (Nếu kết quả hiện tại nằm trong phạm vi mong muốn thì quá trình đo lường kết thúc ở đây).
5. Nếu kết quả nằm ngoài phạm vi mong muốn, phải tiến hành điều chỉnh bằng cách chỉ ra:
Sai lệch chỉ là sự dao động tình cờ?
Các quá trình đang thực hiện có sai không?
Các quá trình có đáp ứng các tiêu chuẩn mong muốn?
Hành động không chỉ điều chỉnh sai lệch, mà có thể ngăn ngừa sự lặp lại những sai lệch không?
Hình 1.8. Quy trình đánh giá chiến lược
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt, 2011)