Thực trạng tổ chức quản trị thị trường chiến lược dịch vụ viễn thông d

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

2.3.4. Thực trạng tổ chức quản trị thị trường chiến lược dịch vụ viễn thông d

a. Tổ chức quản trị

Qua tìm hiểu thực tế, quản trị TTCL trong chi nhánh Viettel Hà Nộithường được kiểm soát, chịu sự chi phối trực tiếp các nhà quản trị cấp cao. Việc tổ chức, quản lý, vận hành và khai thác các nguồn lực nhằm phục vụ cho quản trị thị trường chiến lược cũng đều nằm trong tầm điều hành của lãnh đạo bậc cao. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là:

Thứ nhất, hiện nay cơ cấu tổ chức của Viettel Telecom ít bậc, hệ thống cấu trúc cấp bậc tương đối đơn giản, gọn nhẹ. Vì vậy những hoạt động mang tầm chiến lược thường được đặt trong tầm kiểm soát của các lãnh đạo và quản trị bậc cao.

Thứ hai, do cơ cấu lực lượng đa phần là lao động trẻ có năng lực nhưng chưa nhiều kinh nghiệm nên tại Viettel Telecom hầu như chỉ các lãnh đạo và quản trị bậc cao mới có tư duy và tầm nhìn chiến lược. Các nhà quản trị cấp trung trong tổ chức chỉ có thể đủ năng

lực, trình độ để đảm bảo triển khai các hoạt động tác nghiệp kinh doanh cụ thể liên quan đến thị trường chiến lược chứ không có tư duy định hướng, tầm nhìn. Qua điều tra cho thấy những chức danh chủ yếu tham gia quản trị thị trường chiến lược là Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các chi nhánh, Trưởng các phòng kinh doanh, Trưởng các trung tâm của Viettel Telecom.

Thực tế tiến hành khảo sát các nhà quản trị về mức độ quan tâm đến công tác quản trị thị trường chiến lược dịch vụ viễn thông, cho thấy chỉ có 25,17% các nhà lãnh đạo và quản trị bậc cao rất quan tâm đến vấn đề định vị thị trường chiến lược của Viettel Telecom, 72,54% có quan tâm nhưng qua phỏng vấn chuyên sâu các nhà lãnh đạo và quản trị bậc cao trong nhóm này mới chỉ có sự quan tâm rất chung chung vì vậy sẽ khó có hành động cụ thể để triển khai hiệu quả quản trị thị trường chiến lược, 2,29% còn lại thừa nhận chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

b. Tổ chức ngân quỹ quản trị thị trường chiến lược

Muốn tổ chức quản trị thị trường chiến lược tốt thì cũng cần thiết có một nguồn ngân quỹ nhất định dành cho hoạt động này. Tuy nhiên, phỏng vấn các nhà quản trị thị trường chiến lược về ngân quỹ dành cho hoạt động quản trị thị trường chiến lược thì hầu hết những người được phỏng vấn đều tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này, thậm chí có phần gượng gạo lúng túng. Trên thực tế hiện nay Viettel Telecom mới chỉ dành ngân quỹ cho hoạt động Marketing, còn hoạt động quản trị thị trường chiến lược thì không có ngân quỹ riêng. Nguyên nhân của vấn đề này, một mặt là do hiện tại Viettel Telecom mới chỉ chú trọng phát triển công tác hoạt động Marketing cũng như tập trung vào phát triển các dịch vụ số theo định hướng của Tập đoàn và mong muốn trở thành doanh nghiệp tiên phong trong cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam. Mặt khác vẫn còn tông tại lối tư duy triển khai kế hoạch theo từng thời điểm một trong nhiều bộ phận, đội ngũ lãnh đạo của Viettel Telecom.

Vấn đề tổ chức ngân quỹ quản trị thị trường chiến lược còn chưa được quan tâm đúng mức tại Viettel Telecom và các chi nhánh bên dưới. Chỉ khi Viettel Telecom xác định cần tạo sự khác biệt hóa trên thị trường nhất định, hoặc đòi hỏi giành lại thị trường chiến lược từ tay đối thủ thì lúc đó việc phân bổ ngân quỹ cho quản trị thị trường chiến lược mới được tiến hành mặc dù mức độ chưa được cân đối đúng mức cần thiết. Điều này cũng là một hạn chế thành quả của công tác quản trị thị trường chiến lược khi mà các nhà quản trị đang có quá nhiều mối quan tâm, vấn đề cần giải quyết cùng lúc.

c. Hệ thống thông tin thị trường

Hệ thống thông tin thị trường tại Viettel Telecom khá đơn giản, nó thường nằm luôn trong bộ phận marketing kiêm thu thập thông tin về thị trường và khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Nhận thức của Viettel Telecom về tầm quan trọng của hệ thống thông tin thị trường đang ngày một được nâng cao. Tuy nhiên, hệ thống thông tin còn phát triển chưa đồng bộ, mức độ hỗ trợ cho các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh do nguồn thu thập thông tin chưa linh hoạt chủ yếu thông qua nghiên cứu thị trường ở mức độ thấp. Hiện chất lượng của hệ thống thông tin thị trường ở Viettel Telecom đã có nhiều cải thiện nhờ những ứng dụng công nghệ số vào hoạt động nhưng vẫn chưa được đánh giá là một hệ thống thông tin hoàn chỉnh đầy đủ trọn vẹn. Hệ thống còn hạn chế lớn là thiếu tính liên tục và cập thời, điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của quản trị thị trường chiến lược, bởi vì quản trị thị trường chiến lược là cần nhanh chóng ra quyết định ứng phó với những bất ngờ chiến lược. Mặc dù được ứng dụng công nghệ AI, tuy nhiên hệ thống thông tin thị trường của Viettel Telecom vẫn chưa có khả năng tự điều chỉnh, tự điều khiển để đạt được các mục tiêu của nó. Muốn có được khả năng đó cần thực hiện nhờ bộ phận quản lý của hệ thống một cách toàn diện, không chỉ ở cấp vĩ mô của Tổng công ty Viettel mà còn ở các chi nhánh, phòng ban, bộ phận kinh doanh của Viettel Telecom trên cả nước. Bộ phận này không chỉ đề ra các mục tiêu của hệ thống thông tin thị trường và thương mại vĩ mô mà còn hoạch định các chiến lược, các chương trình, biện pháp thực hiện các mục tiêu đó. Nhưng một thực tế khác là trong các chi nhánh của Viettel Telecom hầu như không có những người chuyên trách để triển khai hệ thống thông tin thị trường, mặc dù các nhà quản trị đều có ý thức và coi trọng hoạt động thu thập thông tin. Thông thường các nhà quản trị cấp cao sẽ kiêm luôn việc kiểm soát hệ thống thông tin thị trường và sự liên kết của các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước được thể hiện điển hình nhất là thông qua các báo cáo.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Kết quả từ tổng hợp phiếu điều tra về đánh giá mức độ tổ chức hệ thống thông tin thị trường, đã cho thấy thực trạng như phân tích ở trên. Có đến 61,53% ý kiến đánh giá hệ thống thông tin thị trường tại Viettel Telecom là bình thường, mới chỉ đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, các ý kiến đánh giá tốt chỉ chiếm 17,42%, có đến 21,05% đánh giá kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)