Phân tích và lựachọn thị trường chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

1.3.2. Phân tích và lựachọn thị trường chiến lược

Một doanh nghiệp quyết định hoạt động trên một thị trường rộng lớn thường không thể phục vụ hết được tất cả khách hàng trên thị trường đó. Nhu cầu lớn, phân tán trên một thị trường là cơ hội cho các doanh nghiệp biết lựa chọn đúng và tập trung nỗ lực phát triển chiến lược kinh doanh và những nhóm khách hàng được lựa chọn và được gọi là thị trường chiến lược. Theo nguyên lý cơ bản, quy trình nhận dạng, lựa chọn và quyết định thị trường chiến lược thường trải qua ba bước cơ bản sau:

Hình 1.7. Quy trình phát triển phân đoạn và định vị thị trường mục tiêu

Bước 1: Nhận dạng thị trường chiến lược: Nhu cầu của mỗi khách hàng được phục vụ một cách cá nhân hóa, riêng biệt là điều lý tưởng nhất, nhưng việc này khó có thể thực hiện nếu như thực hiện điều đó không mang lại lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhận dạng các thị trường mục tiêu mà mình hướng tới phục vụ nhu cầu khách hàng tốt nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Việc nhận dạng thị trường ngành kinh doanh của doanh nghiệp thường thông qua một số bước cơ bản như là, đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường, nhu cầu của thị trường, dự báo thị trường, tiềm năng của thị trường, nhu cầu công ty, dự báo của công ty, tiềm năng của công ty, đánh giá nhu cầu hiện tại. Và trên một số cơ sở như là: nhau cầu, lợi ích, khả năng tài chính, tâm lư, vị trí địa lý, thái độ và thói quen.

Bước 2: Lựa chọn thị trường chiến lược: Lựa chọn thị trường chiến lược làm bộ lộ ra những cơ hội trên các đoạn thị trường tiềm năng. Lúc này nhà quản trị thị trường chiến lược phải đánh giá các đoạn thị trường khách nhau và định vị sẽ phát triển lựa chọn bao nhiêu đoạn thị trường làm mục tiêu. Việc đánh giá các đoạn thị trường lĩnh vực dịch vụ viễn thông phải đồng thời dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau:

- Quy mô và mức độ tăng trưởng (hiện tại và tiềm năng ) của đoạn thị trường mục tiêu.

- Mức độ hấp dẫn về cấu trúc đoạn thị trường (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter).

- Mục tiêu và nguồn lực công ty.

Sau khi đã đánh giá khúc thị trường khác nhau, bây giờ doanh nghiệp phải quyết định nên phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào. Tức là vấn đề lựa chọn thị

1.Nhận dạng thị trường chiến lượng

- Nhận dạng thị trường ngành kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân đoạn thị trường ngành kinh doanh của doanh nghiệp

2.Lựa chọn thị trường chiến lược

3.Quyết định thị trường chiến lược

- Lựa chọn thị trường chiến lược của doanh nghiệp

- Định vị thị trường chiến lược của doanh nghiệp

- Lựa chọn chiến lược cạnh tranh trên thị trường chiến lược. - Định vị giá trị cung ứng trên thị trường chiến lược

trường mục tiêu. Doanh nghiệp có thể xem xét năm cách lựa chọn thị trường mục tiêu, gồm: tập trung vào một khác thị trường, chuyên môn hóa chọn lọc, chuyên môn hóa thị truờng, chuyên môn hóa sản phẩm và phục vụ toàn bộ thị trường.

Bước 3: Quyết định thị trường chiến lược: Sau khi định vị được thị trường chiến lược của doanh nghiệp, nhà quản trị phải quyết định xâm nhập vào thị trường mục tiêu đó ra sao, lựa chọn các chiến lược cạnh tranh nào. Đồng thời phải tìm hiểu xem khách hàng trên đoạn thị trường chiến lược này thực sự muốn tìm kiếm giá trị cung ứng thêm gì với dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp để từ đó phát triển và định vị giá trị cung ứng trên thị trường chiến lược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)