Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại Trung tâm Dịch vụ Thương mại hàng không Nội Bài thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội bài (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tạo động lực lao động

1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1. Nhìn nhận và sự quan tâm của xã hội đối với ngành nghề

Những ngành nghề càng được xã hội quan tâm và tơn trọng thì càng tạo ra động lực cho NLĐ làm việc trong lĩnh vực đó, vì khi NLĐ làm những cơng

việc mà xã hội quan tâm và tơn trọng họ sẽ có một cảm giác tự hào về chắnh cơng việc của họ, họ sẽ phấn đấu hết mình cho cơng việc của mình để thực sự xứng đáng với sự nhìn nhận của xã hội. Ngược lại với những công việc mà xã hội khơng hề quan tâm hoặc coi thường thì NLĐ sẽ giảm động lực làm việc vì họ ln ln tự ty trong cơng việc mà họ đảm nhận. Vì vậy một nhà quản lý giỏi cần phải nắm bắt điều này để có cách điều chỉnh thắch hợp, người quản lý cần có cách tạo ra điều kiện tốt nhất cho NLĐ để họ hứng thú với cơng việc mà mình đảm nhận, cần thực hiện các biện pháp nâng cao hình ảnh và vị thế cũng như cách nhìn nhận của xã hội đối với ngành nghề đồng thời tác động tới NLĐ để họ thực sự coi trọng và tự hào về cơng việc mà mình đảm nhận.

1.4.2.2. Chắnh sách, pháp luật của Nhà nước

Luật pháp của chắnh phủ đặc biệt là luật pháp về lao động là cơ sở pháp lư quan trọng để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là NLĐ khi họ ở vào thế yếu hơn trong quan hệ lao động. Luật pháp nói chung và luật pháp về lao động nói riêng đảm bảo cho mọi người có được sự bình đẳng trên thị trường lao động, chống lại sự phân biệt đối xử. Luật pháp nghiêm minh, thắch hợp tạo ra sự công bằng, cuộc sống ổn định, bình yên và NLĐ sẽ yên tâm lao động. Khi luật pháp về lao động càng hồn thiện, cơng minh và hiệu lực thì NLĐ sẽ càng yên tâm hơn trong lao động vì họ sẽ khơng phải sợ sự bắt ép vô lý của giới chủ đồng thời họ cũng khơng thể địi hỏi thái quá đối với NSDLĐ. Chắnh phủ cần kiện toàn hệ thống pháp luật và đặc biệt là hệ thống pháp luật về lao động để đảm bảo các quyền lợi cho NLĐ để tạo ra động lực lao động cho họ góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Đồng thời giới chủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Lao động Ờ Thương binh xã hội, và các bộ ngành liên quan cũng phải tắch cực vào cuộc để cùng tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật đặc biệt là pháp luật về lao động.

1.4.2.3. Tình hình kinh tế - chắnh trị - xã hội

Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, mức sống, xu hướng lạm phát, mức sống ở địa phương, mức độ thất nghiệp,... hay các yếu tố về ổn định chắnh trị - xã hội đều có thể ảnh hưởng tới cơng tác tạo động lực cho NLĐ trong tổ chức. Vắ dụ, trong giai đoạn hiện nay cả thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc bị phá sản dẫn đến cơ hội việc làm đều giảm hơn so với trước đây, NLĐ phải cố gắng làm việc nhiều hơn để giữ lại việc làm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chắnh sách đảm bảo thu nhập cho NLĐ nhằm giúp NLĐ yên tâm công tác và nỗ lực phấn đấu nhiều hơn.

1.4.2.4. Thị trường lao động

Thị trường lao động ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động trong tổ chức: Thị trường lao động ở tình trạng dư thừa một loại lao động, NLĐ loại này đang có việc làm sẽ thấy thiếu an tồn, sẽ có động lực làm việc cao hơn để giữ việc làm; ngược lại, những NLĐ đó có cơ hội tìm việc làm có mức thu nhập cao hơn, điều kiện tốt hơn, nên tổ chức cần điều chỉnh chắnh sách tạo động lực phù hợp để thu hút và giữ chân nhân viên.

1.4.2.5. Hệ thống phúc lợi xã hội

Phúc lợi xã hội là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi họ về hưu, đặc biệt là khi họ gặp khó khăn. Khi hệ thống phúc lợi xã hội càng phát triển thì đời sống của NLĐ càng được đảm bảo, và do đó họ sẽ yên tâm để lao động và cống hiến hết mình cho cơng việc. Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện luật pháp về phúc lợi xã hội để tạo sự yên tâm cho NLĐ khi họ công tác. Đồng thời NSDLĐ cũng phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống phúc lợi riêng cho Cơng ty mình sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, nguyện vọng, sở thắch của NLĐ và phù hợp với khả năng của Công ty để tác động tới động lực làm việc của nhân viên.

1.4.2.6. Vị thế ngành

Khi một ngành nào đó có vị thế cao, sức hút của ngành đó đối với nhân lực cũng sẽ cao.. Thông thường, tại các cơ quan nhà nước, NLĐ mong đợi sự thành đạt và tắnh ổn định trong cơng việc, trong khi đó tại các doanh nghiệp FDI hoặc tư nhân, NLĐ thường đánh giá cao thu nhập, sự năng động, linh hoạt trong công việc. Những cơng việc có tắnh thách thức cao sẽ thu hút những lao động có trình độ cao, năng động sáng tạo nên thu nhập của những công việc này cũng cao hơn. Vì thế những ngành này có mơi trường cạnh tranh cao địi hỏi NLĐ phải ln ln nỗ lực làm việc hết mình nếu khơng muốn bị đào thải.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại Trung tâm Dịch vụ Thương mại hàng không Nội Bài thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội bài (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)