Luật an ninh quốc gia (004), khoản 9, điều 3.

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 31 - 33)

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là trách nhiệm của toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức, lực lượng đều phải tham gia theo phạm vi, khả năng, nghĩa vụ của mình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân đối với nhiệm vụ tăng cư ng quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Đối với sinh viên, phải tích cực học tập nâng cao trình độ, hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức quốc phòng, an ninh, nhận thức rõ về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chống phá cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, tự giác, tích cực luyện tập, rèn luyện các kỹ năng quân sự, an ninh và chủ động tham gia các hoạt động về quốc phòng, an ninh do nhà trường, địa phương tổ chức.

KẾT LUẬN

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân là trách nhiệm của toàn dân, Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

1. Vị trí, đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ?

Chương 4

CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w