- Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị
1 Nghị quyết Hội nghị Trung ương Tám khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới”.
11.4.2. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách mạng nước ta, là hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta hiện nay. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là khách quan, tất yếu, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề, điều kiện cho nhau, cùng hướng tới một mục tiêu chung là độc lập, chủ quyền của đất nước, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Có bảo vệ vững chắc Tổ quốc mới tạo ra được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước. Ngược lại, có xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao sức mạnh tổng hợp, thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới có nguồn lực để đầu tư củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước; mới củng cố, tăng cường được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tạo được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế ... Đây là những yếu tố có vai trò và ý nghĩa quyết định đối với việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt việc kết hợp xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây: Quan tâm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, kết hợp với bảo vệ Đảng, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội; chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân. Mặt khác, phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tăng cường cải cách hành chính trong bộ máy Nhà nước.
Quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác phong công tác, xứng đáng là “công bộc” của dân. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, nhất là trong bộ máy Đảng và Nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm trong sạch bộ máy, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên để không ngừng củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần có những chủ trương, chính sách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo. Quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, nhằm huy động sức mạnh của nhân dân cả trong nước và ngoài nước trong kết hợp xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.