1 Đảng Cộng sản Việt Nam (202), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập I, tr 58.
8.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với củng cố đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển, đảo, biên giới quốc gia.
quốc phòng trên biển, đảo, biên giới quốc gia.
Phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển, đảo, biên giới quốc là yêu cầu chiến lược để phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của đất nước trong tình hình hiện nay. Đây là hai nội dung có quan hệ biện chứng, thực hiện tốt nội dung này là yêu cầu, điều kiện để thực hiện tốt nội dung kia.
Thực hiện thắng lợi Chiến lược biển đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 sẽ tạo ra nền tảng vật chất không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, chăm lo phát triển vùng ven biển, hải đảo, biên giới bảo đảm công bằng xã hội nhằm giữ yên lòng dân, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì sức mạnh quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đất nước có điều kiện đầu tư cho lực lượng vũ trang những trang bị kỹ thuật hiện đại, nhất là lực lượng Hải quân, Phòng không – không quân, Bộ đội Biên phòng là những quân chủng sử dụng nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật cao trong tác chiến. Kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo, biên giới phát triển là nguồn lực bảo đảm vững chắc cho lực lượng vũ trang trên hướng biển và biên giới về mọi mặt, không chỉ về cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, mà còn cung cấp cho lực lượng vũ trang những con người toàn diện, có phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo, biên giới của Tổ quốc.