Đảng Cộng sản Việt Nam (01), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc giasự thật, tập I, tr 153.

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 59 - 60)

Nam xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc; trong các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong từng địa phương, vùng, địa bàn chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể”1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 của Đảng xác định: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.”2. Đây là quan điểm thể hiện sự phát triển trong quá trình nhận thức thực tiễn, đúc kết lý luận từ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

6.1.2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy, dù là nước lớn hay nước nhỏ, kinh tế phát triển hay chưa phát triển, dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tuy nhiên, các nước khác nhau, với chế độ chính trị - xã hội khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết hợp đó cũng có sự khác nhau về mục đích, nội dung, phương thức và kết quả. Ngay trong một nước, tùy thuộc vào nhận thức, yêu cầu, mục tiêu và hoàn cảnh thực tiễn mà trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, có sự kết hợp khác nhau.

- Thực tiễn kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại của các triều đại phong kiến Việt Nam

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, tiêu biểu là các triề đại nhà Đinh, Lý, Trần, Lê... luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ nước với tư tưởng: nước lấy dân làm gốc; dân giàu, nước mạnh;“quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”; thực hiện khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để yên dân mà vẹn đất. Thực hiện kế sách “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Trong xây dựng, phát triển kinh tế, đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để phục binh sẵn, phá thế giặc dữ từ xa; phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa sản xuất ra các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc; chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong bảo vệ biên cương, lãnh thổ thì luôn linh hoạt, mềm dẻo để xây dựng hòa hiếu với các nước láng giềng. Khi có tranh chấp, xâm lấn thì luôn lấy đàm phán, tranh biện bằng phương pháp hòa bình làm trọng, cương quyết bảo vệ biên cương đến cùng, thực hiện nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ quốc gia lên trên hết.

Với bên ngoài với tinh thần đề cao hoà hiếu, giữ vững tự chủ, trọng tình nghĩa, khoan dung; kết hợp chặt chẽ giữa “lễ và binh”; “đánh và đàm”, “công và giao”, lấy nhân

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w