- Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị
4 Luật An ninh quốc gia (200), Điều 3, Khoản 3.
11.3.1. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xãhộ
11.3.1.1. Tình hình an ninh quốc gia
Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe doạ bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt. Do tác động của đại dịch Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta.
Các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, đặc biệt là thâm nhập phá hoại nội bộ, tác động chuyển hóa từ trong nội bộ. Các đối tượng này thường xuyên tuyên truyền, kích động, lôi kéo các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất trong nội bộ cơ quan đảng, tổ chức bộ máy nhà nước, gây mâu thuẫn, thù hận trong nội bộ nhân dân, âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt là đối với lực lượng vũ trang, chúng tuyên truyền xuyên tạc, kích động gây mâu thuẫn chia rẽ lực lượng Công an, Quân đội; đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”; xóa bỏ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội và Công an, đặc biệt kích động, xuyên tạc mối quan hệ Công an với nhân dân.
11.3.1.2 T nh hình về trật tự, an toàn xã hội
Với sự phát triển kinh tế thị trường và quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm khủng bố, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm, cướp của, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê chém mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ, hung hãn gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội. Tính chất của tội phạm ngày càng nguy hiểm, manh động. Phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có liên kết của tội phạm hình sự - kinh tế - ma túy ngày càng chặt chẽ, hình thành các đường dây hoạt động phạm tội liên tỉnh, xuyên quốc gia. Đối tượng phạm tội, đặc biệt là phạm tội về trật tự xã hội phần lớn là số không có nghề nghiệp ổn định và có xu hướng trẻ hóa. Hậu quả của tội phạm không những gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Song bên cạnh đó thì diễn biến của tệ nạn xã hội trên các địa bàn ngày càng phức tạp, đặc biệt là tệ nạn nghiện ma túy, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc, trong đó đánh bạc công nghệ cao hiện nay diễn biến ngày một tinh vi và phức tạp.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội, vấn đề đặt ra là phải làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời những loại tội phạm và tệ nạn xã hội để bảo đảm trật tự an toàn xã hội.