Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 44 - 45)

1 Luật Quốc phòng (208), Điều 2, khoản 7 2 Luật Quốc phòng (208), Điều 2, khoản 2.

4.3.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

Từ thế trận phòng thủ đất nước trong thời bình, khi chiến tranh xẩy ra sẽ chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Thế trận chiến tranh nhân dân là sự tổ chức, bố trí lực lượng và các nguồn lực để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.

Thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam dựa trên cơ sơ tổ chức bố trí lực lượng lao động và tổ chức, bố trí dân cư ở từng địa bàn cụ thể và trên cả nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi loại hình chiến tranh xâm lược.

Thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam tổ chức rộng khắp trên cả nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc, đánh giặc bằng mọi vũ khí, làm cho lực lượng quân địch luôn bị dàn mỏng, phân tán, rơi vào thế lúng túng, sa lầy, mất quyền chủ động tiến công. Bố trí, tổ chức tập trung vào những hướng, mục tiêu chiến lược quan trọng, những địa bàn trọng yếu, những hướng, những nơi dự kiến sẽ là hướng tiến công chủ yếu, nơi quân địch sẽ dồn lực lực lượng và tập trung đánh phá.

Để có thế trận chiến tranh nhân dân, hiện nay cần tập trung: xây dựng khu vực phòng vững chắc về mọi mặt “mạnh về quốc phòng an ninh, ổn định về chính trị, giàu về kinh tế”; khu vực phòng thủ có khả năng độc lập tác chiến, phối hợp với lực lượng chủ lực, với đơn vị bạn đánh địch liên tục, dài ngày; các khu vực phòng thủ hợp thành phòng thủ quân khu và phòng thủ đất nước vững chắc, hình thành hệ thống “thế trận làng – nước” ứng phó với mọi tình huống.

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w