Việt Nam là một quốc gia ven biển, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Capuchia, có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km² chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, có gần 3000 đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển, đảo, biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, là nội dung cực kỳ thiêng liêng của Dân tộc Việt Nam. Đây là cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết và có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát trên lãnh thổ quốc gia.
Tuy nhiên, công cuộc đó đang đặt ra rất nhiều thách thức to lớn khi bảo vệ chủ quyền biên giới còn nhiều khó khăn; trên Biển Đông các nước lớn đang cạnh tranh quyết liệt, tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang xảy ra hết sức phức tạp. Xây dựng và bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt hiện nay. Công cuộc này đòi hỏi toàn Đảng, toàn Dân và toàn quân ta phải không ngừng nêu cao cảnh giác, xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại để chủ động bảo vệ vững chắc biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
8.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia
8.1.1. Một số khái niệm cơ bản
“Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia”1.
- Quốc gia là một chỉnh thể, một chủ thể, tồn tại độc lập trên thực tiễn.
- Thành phần cơ bản của quốc gia bao gồm: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Trong đó, lãnh thổ là yếu tố tiền vật chất, tiên quyết cấu thành quốc gia. Dân cư là cộng đồng người dân sinh sống lâu dài trên lãnh thổ, có địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia. Quyền lực công cộng là loại quyền lực chung của cộng đồng xã hội - nhà nước.
- Quốc gia là thực thể đang tham gia quan hệ pháp Luật Qu c tế, độc lập về ý chí, không chịu sự tác động của các chủ thể khác, được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đó gây ra.
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia, bảo đảm sự độc lập của quốc gia và không chịu sự tác động của quốc gia khác. Chủ quyền cơ bản của quốc gia gồm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.
8.1.1.2. Biển Việt Nam (Vùng biển Việt Nam)
“Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”2. Vùng biển Việt Nam bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mỗi vùng đều có chế độ pháp lý khác nhau.
Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy chiều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. Đường cơ sở được dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo