- Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị
4 Luật An ninh quốc gia (200), Điều 3, Khoản 3.
11.2.3. Nội dung bảo đảm trật tự an toàn xãhộ
1 Từ điển bách khoa Công an nhân dân (2005), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.2 Luật Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, Điều 2, Khoản 2. 2 Luật Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, Điều 2, Khoản 2.
11.2.3.1. Phòng chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh)
Phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lí trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hoà nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
Công tác phòng chống tội trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội bao gồm: phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm quyền sở hữu, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội xâm phạm môi trường; các tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội phạm về tham nhũng; các tội phạm khác về chức vụ; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Để phòng, chống tội phạm có hiệu quả đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó công an nhân dân là lực lượng chuyên trách. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
11.2.3.2. Giữ gìn trật tự công cộng
Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự, ổn định, an toàn trên cơ sở mọi người tuân thủ các quy tắc, quy phạm pháp lý xác định ở những nơi công cộng. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự an toàn xã hội. Các yếu tố bảo đảm trật tự công cộng bao gồm: những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự thừa nhận và tuân thủ những phong tục tập quán chung, quy tắc, quy định của pháp luật nơi công cộng; sự kiểm soát, duy trì trật tự của các lực lượng chức năng nơi công cộng. Các yếu tố này tương hỗ lẫn nhau nhằm bảo đảm các hoạt động lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi của mọi người nơi công cộng được ổn định, trật tự, an toàn và tôn trọng lẫn nhau.
Để giữ gìn trật tự công cộng phải nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục công dân chấp hành một cách tự giác, nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của tập thể, của cơ quan tổ chức và khu dân cư nơi công cộng. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán truyền thống. Mặt khác, phải nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước về trật tự công cộng, đồng thời đấu tranh xử lý nghiêm minh đối với những hành vi phạm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
11.2.3.3.Phòng chống tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội hiện nay đang trở thành một vấn nạn nổi cộm, nhất là tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan. Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xuất hiện một số tệ nạn xã hội mới du nhập từ bên ngoài vào, nhiều tệ
nạn xã hội đã xâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội, mọi vùng miền khác nhau, mọi lứa tuổi, nhất là thanh thiếu niên. Tệ nạn xã hội ở nước ta nảy sinh do văn hóa truyền thống bị xói mòn, lối sống thực dụng và sự xuống cấp của đạo đức xã hội ở một bộ phận dân cư nhưng không bị xã hội lên án.
Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên liên tục, và bằng hệ thống các biện pháp như: tuyên truyền giáo dục, hành chính, kinh tế, pháp luật vv. Huy động sự tham gia của mọi lực lượng, mọi ngành, mọi cấp, của cả cộng đồng trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt, xung kích.
11.2.3.4. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính...) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Đó là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải được xử lí nghiêm khắc, những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các vụ tai nạn giao thông phải được khắc phục nhanh chóng.
11.2.3.5. Bảo vệ môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, lòng đất, nước, không khí, khí hậu...), đảm bảo sự cân bằng sinh thái... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam, bảo vệ môi trường ở nước ta đang đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức to lớn. Môi trường đất, nước, không khí ngày càng ô nhiễm trầm trọng, cảnh quan thiên nhiên, công trình văn hóa ...ngày càng xuống cấp do ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, sự buông lỏng trong quản lý và hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường của các lực lượng chức năng còn thấp v.v. Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề hết sức cấp thiết, sống còn đối với sức khỏe con người, sự phát triển bền vững của đất nước và nhân loại. Đòi hỏi sự vào cuộc với trách nhiệm cao nhất của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi người dân.
11.2.3.6. Phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống dịch bệnh, thiên tai
Tai nạn lao động, dịch bệnh và thiên tai đang dần trở thành những mối hiểm họa đe dọa to lớn đối với sức khỏe, cuộc sống, hạnh phúc của mỗi người và đối với sự ổn định, phát triển của đất nước. Nguyên nhân của tai nạn lao động, dịch bệnh, thiên tai có cả khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do con người. Phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống dịch bệnh, thiên tai là tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tai nạn, dịch bệnh, thiên tai xảy ra. Để phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống dịch bệnh, thiên tai hiệu quả cần phải hoàn thiện các quy định về an toàn
cháy nổ, an toàn lao động, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, phòng chống tác hại của thiên tai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Mặt khác Nhà nước cần có chiến lược, kế hoạch để phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định trong phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống dịch bệnh, thiên tai.
11.3. Đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trậttự, an toàn xã hội