Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 83 - 88)

1 Nghị quyết số 24, Hội nghị lần thứ 7, BCHTW Khóa XI.

7.1.4. Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

7.1.4.1. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến

Tư tưởng chỉ đạo tác chiến là quan điểm, đường lối cơ bản có tính định hướng cho hành động tác chiến của lực lượng vũ trang. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong giữ nước của cha ông ta là tiến công. Đây là quy luật giữ nước thắng lợi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước của cha ông ta. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến tiến công được cha ông ta thực hiện hết sức linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, phù hợp với tình thế tương quan lực lượng giữa ta và địch, với bối cảnh cuộc chiến, trong từng giai đoạn khác nhau, với các kẻ thù khác nhau.

Trong tư duy quân sự - quốc phòng, cha ông ta chủ động giữ nước từ thời bình, từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy, với tư tưởng “Thái bình tu trí lực” xây dựng và chuẩn bị đất nước mọi mặt sẵn sàng đánh giặc giữ nước. Khi đất nước bị xâm lược, giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nước. Do đó, ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Khi tiến công thì thực hiện phương pháp tích cực chủ động tiến công, tiến công liên tục mọi lúc mọi nơi, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công. Tư tưởng tiến công được biểu hiện qua thực tiễn các cuộc kháng chiến và chiến tranh giải phóng của Dân tộc sau.

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Biết được âm mưu của quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền với quyết tâm chiến lược đập tan lực lượng chủ lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Nam Hán bằng đòn quân sự quyết định. Ông đã họp các tướng lĩnh để đánh giá địch ta, bàn kế chống giặc, chuẩn bị thế trận cọc, kết hợp quân thuỷ bộ, quân chủ lực và quân địa phương trong chiến đấu sẵn sàng tiêu diệt địch. Khi quân Nam Hán kéo từ biển vào, Ngô Quyền đã dùng mưu

điều địch vào trận địa cọc, lợi dụng thủy triều, nắm chắc thời cơ phản công giành thắng lợi. Quân Nam Hán thất bại hoàn toàn, từ bỏ ý định xâm lược nước ta.

Kháng chiến chống Tống lần I (năm 981), Lê Hoàn biết được quân Tống tiến công Ta theo 3 đường (Lạng Sơn – Cao Bằng – sông Bạch Đằng), Ông đã chủ động tổ chức trận địa chặn đánh địch ở Bình Lỗ (Đông Anh), Bạch Đằng Giang, xây thành luỹ kiên cố ở Ngân Sơn (Cao Bằng), để chặn đánh địch.

Kháng chiến chống Tống lần II (1075 - 1077) của nhà Lý, tư tưởng chiến lược tiến công biểu hiện tập trung ở tư tưởng chiến lược “tiên phát chế nhân”, ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra để chặn thế mạnh của chúng, chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động, rồi mới rút về phòng thủ đất nước trên chiến tuyến sông Như Nguyệt. Khi thời cơ đến, tổ chức phản công chiến lược đánh thẳng vào sào huyệt quân giặc, khiến chúng không thể chống đỡ.

Ba lần kháng chiến chống đế quốc Nguyên - Mông của quân dân Nhà Trần ở thế kỷ XIII, tư tưởng tiến công được thể hiện ở hội nghị Bình Than, Diên Hồng, lời thề Sát thát; qua tư duy chiến lược và phương thức tác chiến chiến lược, chủ trương tạm lui quân trước thế giặc mạnh để bảo toàn lực lượng, kết hợp với kế thanh dã và chiến tranh du kích tiêu hao sinh lực giặc, chuyển hoá dần so sánh lực lượng có lợi đ tiến tới tổng phản công.

Khởi nghĩa Lam Sơn, tư một cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; chủ động và kết hợp tiến công địch trên mọi mặt trận quân sự, chính trị, binh vận, ngoại giao; tích cực, chủ động tiến công địch từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ.

Đến thời Nguyễn Huệ, tư tưởng chủ động tiến công địch để giải phóng Thăng Long lại được phát triển lên một tầm cao mới. Với cách đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ và mãnh liệt, giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một đợt tổng giao chiến, Ông đã chủ động tiến công địch khi chúng còn rất mạnh (29 vạn quân Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống) nhưng chúng lại rất chủ quan, kiêu ngạo, thiếu phòng bị (quân Thanh và bè lũ bán nước đang chuẩn bị đón tết Kỉ Dậu năm 1789), do đó, đã giành thắng lợi trọn vẹn.

Lịch sử đã khẳng định, tư tưởng quân sự của dân tộc ta là tư tưởng tiến công. Nét đặc sắc nhất có tính đặc thù của tư tưởng này thể hiện ở chỗ được thực hiện nhất quán, xuyên suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Theo tổng kết, dân tộc ta đã tiến hành 14 cuộc chiến tranh chống xâm lược do Nhà nước Phong kiến Đại Việt tổ chức lãnh đạo, trong đó giành thắng lợi 11 cuộc, có 3 cuộc thất bại. Điểm chung đáng chú ý là, các cuộc chiến tranh mà ta giành thắng lợi đều thể hiện rõ việc thực hiện tư tưởng tiến công, còn đối với các cuộc thất bại thì tư tưởng này gần như không được thực hiện, mà thay vào đó là tư tưởng phòng thủ, phòng ngự. Chẳng hạn như cuộc chiến tranh chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ ở đầu thế kỷ XV và cuộc chiến tranh của nhà Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lược ở giữa thế kỷ XIX là những dẫn chứng điển hình. Khi đó, xét về tương quan so sánh lực lượng, nhà Hồ và nhà Nguyễn không hề kém địch, thậm chí có mặt còn hơn, nhưng kết cục đã bị thất bại. Sự thất bại đó còn có nguyên nhân khác, nhưng không thể phủ nhận là họ đã không thực hiện tư tưởng tiến công.

7.1.4.2. Mưu kế đánh giặc

Mưu sinh ra “thế”, kế sinh ra “thời”. Trong lịch sử đánh giặc giữ nước, cha ông ta luôn đề ra và thực hiện mưu, kế gắn liền với nhau. Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho địch bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch

theo ý định của ta. Lừa địch nhằm làm cho địch bộc lộ điểm yếu, bộc lộ sơ hở, mất cảnh giác,.. chủ quan khinh địch đồng thời che giấu điểm yếu, ý định tác chiến, lực lượng, thế trận của ta. Điều địch là dẫn dụ địch theo kế hoạch được chuẩn bị trước, làm cho địch rơi vào thế trận bất lợi, lực lượng bị phân tán chia cắt, sa vào trận địa ta đã chuẩn bị sẵn, đẩy địch vào thế bị động, buộc phải đánh theo cách đánh của ta. Bản chất của mưu kế là lừa địch, điều địch theo ý định của mình.

Trong lịch sử chống giặc xâm lược, nghi binh lừa địch là một mưu kế chính đã được ông cha ta vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo. Nghi binh lừa địch là dùng mọi biện pháp để địch không biết đâu là ý định thật của ta, đi đến phán đoán lầm, hành động sai, bộc lộ sơ hở, tạo điều kiện thuận lợi cho ta đánh địch ở nơi và vào lúc đã chọn. Sách “Binh thư yếu lược” trong mục “Dùng cách lừa dối” chỉ rõ: “Điều cốt yếu để đánh được địch, không phải chỉ dùng sức mạnh để chống, còn phải dùng thuật để lừa. Hoặc dùng cách lừa của ta để lừa nó hoặc nhân cách lừa của nó mà lừa nó, lừa bằng tình, lừa bằng lợi, lừa bằng vụng, lừa bằng khôn, cũng lừa bằng sự lẫn lộn hư thực, lấy sự lừa của nó để làm cho nó bị lừa, nó lừa thì ta biết”.

Trong đánh giặc giữ nước, cha ông ta luôn đi sâu đánh giá địch ta, yếu tố địa hình, thời tiết và các yếu tố liên quan; tập trung giải đáp những vấn đề cơ bản: Tập trung tiêu diệt địch ở đâu, lúc nào là có lợi nhất? Và như vậy, phải lừa địch bằng cách gì, dụ địch, điều địch như thế nào? Vây hãm, kìm địch, chia cắt ở đâu? Địch sẽ phản ứng thế nào, ta tiếp tục đánh địch ở đâu, bằng lực lượng nào… Trần Quốc Tuấn: Địch cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc; đó là thượng sách giữ nước vậy. Nguyễn Trãi: “Tri bỉ tri kỷ năng nhược năng cường” biết địch biết ta, biết mạnh biết yếu, phải lấy xưa mà nghiệm nay, phải tạo thời cơ và lập thế trận để vận dụng cách đánh đúng đắn. Được thời và có thế thì mất biến thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Quang Trung: Người khéo thắng là ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít.

Kế sách đánh giặc của ông cha rất sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo và có nhiều tiến bộ “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”, biết tránh chỗ mạnh, khoét sâu điểm yếu của địch để từng bước đẩy địch vào thế yếu. Cha ông ta biến cả nước thành chiến trường, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng đánh, “Toàn dân vi binh, cử quốc nghênh địch”, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch. Cha ông ta kết hợp chặt chẽ quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch. Cha ông ta biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.

Thực tiễn đánh giặc giữ nước, cha ông ta có nhiều đúc kết thể hiện sự sáng tạo và tiến bộ như: “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”; “lấy ít địch nhiều thường dùng mai phục”; “mưu phạt công tâm”; “bẻ đũa bẻ từng chiếc, đánh rắn đánh dập nát đầu”, “lấy đoản binh chế trường trận”, “ đánh mà muốn lấy được phải đánh vào chỗ giặc không giữ”, “dĩ dật đãi lao” lấy sung sức mạnh khỏe để đối phó với mệt mỏi của địch; “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái khí tàn lụi lúc chiều tà”. Thời nhà Trần, trước một đối thủ rất mạnh là đế quốc Nguyên – Mông gồm những kỵ

binh dạn dày chinh chiến, nhà Trần không thể áp dụng chiến lược “tiên phát chế nhân” theo kiểu đánh trước sang đất địch như nhà Lý, cũng không thể thực hiện phương châm bảo vệ từ xa bằng một hệ thống chiến luỹ phòng thủ như phòng tuyến sông Cầu, mà buộc phải có tính toán chiến lược mới dựa trên sự đổi mới tư duy quân sự. Đó chính là cơ sở thực tiễn hình thành nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng, xoay chuyển tình thế để phản kích của quân đội nhà Trần. Đây là một bước phát triển mang tính cách mạng trong tư duy quân sự Việt Nam, vì với các nhà nước phong kiến đương thời, mất kinh đô gần như đồng nghĩa với mất nước; song với người Việt, kinh đô tạm mất vào tay giặc nhưng cuộc kháng chiến mới chỉ bắt đầu. Chủ trương tạm rút khỏi kinh thành để bảo toàn lực lượng gắn liền với chủ trương đánh du kích nhỏ lẻ rộng khắp tiêu hao sinh lực địch và đặc biệt, gắn với kế thanh dã – tổ chức cho dân chúng làm “vườn không nhà trống”, cũng như kế sách tạo một mặt trận liên thông để cả nước cùng đánh giặc. Những đội kỵ binh Mông Cổ bách chiến bách thắng khi sang đến chiến trường Đại Việt tuy chiếm thành Thăng Long không mấy khó khăn, nhưng lập tức rơi vào một cuộc chiến tranh hoàn toàn khác lạ, lâm vào tình thế đánh chẳng được đánh, yên chẳng được yên, muốn cướp bóc lương ăn cũng không có, nên mau chóng mất hết nhuệ khí và sức lực. Kết cục thảm bại đến với chúng là tất yếu.

7.1.4.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc

Toàn dân đánh giặc là truyền thống, nghệ thuật đánh giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Cơ sở hình thành, phát triển của nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc là xuất pháttừ mục đích, tính chất của các cuộc chiến tranh của dân tộc ta là cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc hoặc chiến tranh giải phóng dân tộc. Xuất phát từ truyềnthống văn hóa của dân tộc với ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đoàn kết, yêu nước, thương nòi, ý thức tự đảm đương sự nghiệp giữ làng, giữ nước, vì quyền sống của giống nòi. Xuất pháttừ việc nhận thức đúng đắn vai trò của nhân dân của các nhà yêu nước phong kiến Việt Nam, với chính sách trọng dân, an dân, thân dân, vì dân... như “Phúc chu thủy tín dân do thủy”; “yên dân để vẹn đất ”; “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân…”; “khoan thư sức dân…”, tư tưởng cốt lõi là “dĩ dân vi bản”, “dĩ dân” gắn với “vị dân”…

Nội dung nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, biểu hiện ở: lực lượng đánh giặc là lực lượng toàn dân “Trăm họ là binh”, “toàn dân vi binh”, cả nước chung sức, trên dưới một lòng, toàn dân đánh giặc, đánh giặc rộng khắp, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, kết hợp chặt chẽquân triều đình, quân các phủ, lộ và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh. “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới. Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”; thế trận đánh giặc rộng khắp trên cả nước, mọi làng bản thôn xóm. Thực hiện cả nước chiến trường, mỗi thôn xóm bản làng đều trở thành trận địa, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt giặc. Thế trận đó làm cho quân địch bị dàn mỏng, bị sa lầy, luôn sa vào thế bị động. Địch đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, lúc nào cũng có nguy cơ bị tiêu diệt. “Cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”; phát huy sự sáng tạo của nhân dân để tạo ra các cách đánh giặc độc đáo, hiệu quả. Sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, nhiều thứ quân với nhiều cách đánh, nhiều hình thức tác chiến tiến công, tập kích, phục kích… Đồng thời tập trung lực lượng, sức mạnh cho các trận quyết chiến chiến lược giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh như Sông Cầu, Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử ….

7.1.4.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự, truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam. Là sản phẩm của lấy thế thắng lực, thể hiện tinh thần tự cường của dân tộc, sự sáng tạo, xuất sắc, mưu trí, dũng cảm dám đánh, biết đánh và biết thắng trong đánh giặc giữ nước của cha ông ta.

Cơ sở hình thành, phát triển của nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của cha ông ta: xuất phát từ thực tiễn dân tộc ta luôn phải chống lại kẻ

Một phần của tài liệu Hoc phan 1 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w