7. Kết cấu luận văn
2.2. Cơ chế quản lý thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tếViệt Nam
2.2.1. Cơ chế phân cấp quản lý tài chính tại Công đoàn Y tếViệt Nam
2.2.1.1. Thẩm quyền quản lý tài chính Công đoàn Y tế Việt Nam
Ban Thường vụ Công đoàn Y tế Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của TLĐ; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của TLĐ; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới;
2.2.1.2. Phân cấp quản lý tài chính cho cấp dưới tại Công đoàn Y tế Việt Nam
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, công khai, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở; quyết định mức dự phòng tài chính hàng năm.
Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định chi tài chính công đoàn đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Namquy định. Công đoàn cơ sở không được đặt ra các khoản thu, chi trái
với quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn. Công đoàn cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Mỗi đơn vị chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải được quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng và đột xuất. Định mức tồn quỹ tối đa chi cho hoạt động thường xuyên phải được quy định trong quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và trực tiếp là đồng chí chủ tịch Công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm trước cấp trên về công tác quản lý tài chính tại Công đoàn cơ sở.
Việc phân cấp quản lý tài chính cho CĐCS trực thuộc tại Công đoàn Y