Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Y tếViệt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 46 - 49)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về Công đoàn Y tếViệt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Y tếViệt Nam

Tháng 12 năm 1956 Ban vận động thành lập Công đoàn Y tế Việt Nam đã được ra đời gồm 15 đồng chí đầy nhiệt huyết với tổ chức Công đoàn được các Công đoàn cơ sở của khu vực các đơn vị TW bầu ra.

Ngày 19/2/1957 Hội nghị đại biểu Công đoàn các cơ quan Y tế TW họp và thành lập Công đoàn Công đoàn Khu Y tế trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mở đầu cho việc thành lập Công đoàn Y tế Việt Nam.

Ngày 23/12/1957 Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ (1957 - 1960) Công đoàn Y tế Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. 150 đại biểu đại diện cho Công đoàn các đơn vị khắp mọi địa phương. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam khóa I với 29 ủy viên, đủ các thành phần, ở khắp các địa phương trên toàn Miền Bắc. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ: ra sức đoàn kết, thống nhất lao động chân tay và trí óc; nâng cao dần giác ngộ Xã hội chủ nghĩa trong lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật, văn hóa; chăm lo bảo vệ đời sống người lao động để không ngừng nâng cao hiệu xuất và chất lượng của công tác Y tế, xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn vững mạnh; phấn đấu từng bước thực hiện tốt Luật Công đoàn; bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước và đẩy mạnh đấu tranh giành thống nhất đất nước.

Đại hội lần II, (nhiệm kỳ 1961 - 1963).Đại hội đã bầu ra 27 Ủy viên BCH. Đại hội đề ra nhiệm vụ Công tác thi đua công đoàn phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền “Công đoàn phải đi sâu vào quản lý, đi sâu vào kỹ thuật”, “Nội dung chủ yếu của thi đua là hợp lý hóa tổ chức, cải tiến kỹ thuật”.

Đại hội lần III, (nhiệm kỳ 1964 - 1973).Đại hội đã bầu ra 28 ủy viên Ban Chấp hành gồm 28 đồng chí. Đại hội đã xác định nhiệm vụ của công

đoàn ngành trong giai đoạn mới là “Chuyển mạnh nền y tế thời bình sang thời chiến về mặt tư tưởng tổ chức cũng như về mặt công tác; củng cố phát triển những thành quả đã đạt được về mọi mặt trong những năm qua, phát triển lên một bước mới nhằm đáp ứng cho được nhiệm vụ chính trị của Đảng, toàn dân”. Đại hội lần thứ IV, (nhiệm kỳ 1974 - 1977).Đại Hội đã bầu ra Ban Chấp hành với 22 ủy viên. Nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là: tăng cường công tác giáo dực chính trị tư tưởng nhằm nâng cao ý thức làm chủ tập thể, tinh thần và thái độ phục vụ người bệnh, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phục vụ sức khỏe nhân dân, cần kiệm xây dựng ngành xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiện toàn và củng cố tổ chức Công đoàn ngành ngày càng vững mạnh đảm bảo quyền làm chủ của quần chúng.

Đại hội V, (nhiệm kỳ 1978-1982).Đại hội đã bầu ra 35 Ủy viên BCH. Đại hội đề ra nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này là “giáo dục, động viên công nhân viên chức toàn ngành phát huy cao độ lòng yêu nước Xã hộ Chủ nghĩa, dấy lên phong trào cách mạnh thi đua lao động phục vụ sản xuất, chiến đấu, cần kiệm xây dựng ngành, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội VI, (nhiệm kỳ 1983-1987). Đại hội đã bầu ra 37 Ủy viên BCH.Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cho các cấp công đoàn phải tổ chức động viên toàn thể công nhân viên chức phát huy mọi tiềm năng, tự chăm lo đời sống, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của ngành.

Đại hội VII, (nhiệm kỳ 1988-1992).Đại hội đã bầu ra 35 Ủy viên BCH. Đại hội đề ra nhiệm vụ: tổ chức động viên toàn thể CNVC trong ngành ra sức phấn đấu, chặn đứng tình trạng xuống cấp về ý đức; Quan tâm chăm lo đời sống cán bộ đoàn viên; Đổi mới phương thức hoạt động, làm cho phong trào CNVC và hoạt động công đoàn hiệu quả hơn.

Đại hội VIII, (nhiệm kỳ 1993-1997).Đại hội đã bầu ra 35 Ủy viên BCH. Đại hội đề ra nhiệm vụ “Tuyên truyền, giáo dục CNVC toàn ngành

nâng cao y đức, thực hiện tốt chương trình hành động và các mục tiêu kinh tế, xã hội của ngành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác bảo vệ sức khỏa nhân dân mà hội nghị lần thứ 4 ban Chấp hành TW Đảng đề ra”.

Đại hội IX, (nhiệm kỳ 1998-2003).Đại hội đã bầu ra 35 Ủy viên BCH. Đại hội đề ra nhiệm vụ: phấn đấu thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ đoàn viên; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có sức khỏe bền bỉ, tư tưởng vũng vàng, có đạo đức nghề nghiệp và lương tâm trong sáng có trình độ chuyên môn giỏi, hết lòng vì sức khỏa và hạnh phúc của nhân dân.

Đại hội X, (nhiệm kỳ 2003-2008).Đại hội đã bầu ra 37 ủy viên BCH. Ðại hội ðề ra mục tiêu tập trung nâng cao chất lýợng các phong trào thi ðua lao ðộng giỏi, lao ðộng sáng tạo, kết hợp chặt chẽ với các phong trào thi ðua nâng cao y ðức.

Đại hội XI, (nhiệm kỳ 2008-2013).Đại hội đã bầu ra 37 ủy viên BCH. Nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ “hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân viên chức lao động làm đối tượng tuyên truyền vận động chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng.

Đại hội XII, (Nhiệm kỳ 2013-2018).Đại hội đã bầu ra 37 ủy viên BCH. Nghị quyết Đại hội đã đề ra mục tiêu: vận động đoàn viên công đoàn và người lao động Y tế tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏa nhân dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh vì sự phát triển bền vững của ngành. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức, viên chức, lao động ngành Y tế.

Đại hội XIII (nhiệm kỳ 2018-2023).Đại hội đã bầu ra 33 ủy viên BCH. Đại hội XIII Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề ra 9 nhóm chỉ tiêu cụ thể đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp để thực hiện mục tiêu: Hoàn thiện mô

hình tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, hướng về cơ sở; thực hiện hiệu quả vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động ngành Y tế; Vận động đoàn viên công đoàn và người lao động Y tế tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế, đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh vì sự phát triển bền vững của toàn ngành Y tế.

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)