Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Công đoàn Y tếViệt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 49 - 53)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về Công đoàn Y tếViệt Nam

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Công đoàn Y tếViệt Nam

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ Công đoàn Y tế Việt Nam

Theo quyết định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành Y tế.

- Nghiên cứu tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thuộc ngành y tế: Nghiên cứu tham gia vớibộ, ngành về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc ngành y tế; Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành nghề, tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí; Đại diện người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể ngành. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách trong các đơn thuộc ngành nghề; Tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động; kiến nghị với cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách

ngành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành;Phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo và hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

- Nghiên cứu đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp. - Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp dưới: Triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn Y tế Việt Nam; Tham gia quản lý, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thương lượng và ký thoả ước lao động tập thể; Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung: Chế độ, chính sách lao động ngành; Tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cùng ngành.

- Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy Công đoàn Y tế Việt Nam

Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Công đoàn Y tế Việt Nam được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt gồm 6 ban với số lượng biên chế 28 chưa bao gồm lao động hợp đồng.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy cơ quan Công đoàn Y tế Việt Nam

Nguồn: Công đoàn Y tế Việt Nam

Mỗi ban, văn phòng thuộc công đoàn ngành có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ phối hợp công tác giữa các ban, các bộ phận theo sự chỉ đạo, điều hành chungcủa Thường trực.

Bộ máy quản lý tài chính của Công đoàn Y tế Việt Nam là Ban tài chính. Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam là chủ tài khoản. Ban tài chính gồm có trưởng ban, 01 phó ban, 01 chuyên viên làm công tác kế toán thanh toán, 01 thủ quỹ. Trưởng Ban tài chính đồng thời là kế toán trưởng. Ban tài chính có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường vụ về công tác quản lý tài chính tại cơ quan Công đoàn Y tế Việt Nam và các đơn vị trực thuộc; Lập dự toán, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán, tổng hợp dự toán thông qua Ban Thường vụ Công đoàn Y tế Việt Nam và báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt; Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện dự toán, quyết toán; Đôn đốc các Công đoàn cơ sở trực thuộc nộp đoàn phí công đoàn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trích

CHỦ TỊCH P.CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC VĂN PHÒNG UBKT B.TÀI CHÍNH B.TỔ CHỨC BAN CSPL BAN TG-NC P. CHỦ TỊCH

nộp kinh phí công đoàn theo quy định; Tổ chức chi tiêu phục vụ hoạt động của công đoàn theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Quy chế chi tiêu của công đoàn; Làm công tác kế toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm trình Ban chấp hành, Ban thường vụ Công đoàn Y tế Việt Nam thông qua để gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt;Lưu trữ chứng từ, sổ kế toán, thực hiện bàn giao kế toán khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ; hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới tài chính của công đoàn cơ sở (bộ phận, tổ công đoàn); Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ kế toán phục vụ công tác kiểm tra của công đoàn đồng cấp, của Ban Tài chính và Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên, của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công đoàn Y tế Việt Nam

Nguồn: Công đoàn Y tế Việt Nam

Cán bộ làm công tác quản lý tài chính của Công đoàn Y tế Việt Nam gồm 04 người có nghiệp vụ kế toán - tài chính từ Đại học trở lên, am hiểu công tác công đoàn, am hiểu nghiệp vụ kế toán, đã được đào tạo qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán - tài chính công đoàn. Cán bộ quản lý tài chính công đoàn của Công đoàn Y tế Việt Nam có nhiệm vụ: Thu kinh phí công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hàng năm; Xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán năm báo cáo Tổng Liên đoàn phê duyệt; Thực hiện chức năng giám đốc tài chính,

PHÓBAN KẾ TOÁN THỦ QUỸ TRƯỞNG BAN

thông qua công tác tài chính giúp Ban thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của công đoàn; Hướng dẫn, kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc; Tham mưu giúp Ban thường vụ tổ chức quản lý và hướng dẫn công cấp dưới hoạt động kinh tế công đoàn; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính công đoàn cấp dưới, và các đơn vị trực thuộc; Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản đơn vị kế toán cấp tổng dự toán; thu, chi, quản lý tài chính, tài sản và làm công tác kế toán của cơ quan Công đoàn Y tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)