Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toánchi

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 86 - 97)

Nguồn: Tác giả đề xuất

Ban đầu khi phát hiện chứng từ có sai sót, không đúng nội dung, thủ tục và con số không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hay ghi sổ phải trả lại hoặc báo cho người lập chứng từ biết để hoàn thiện lại sau đó mới được sử dụng để ghi sổ kế toán.

Các nội dung khác tuỳ thuộc tính chất từng nghiệp vụ phát sinh và trên cơ sở phân công công việc của từng nhân viên kế toàn chịu trách nhiệm mà xây dựng cho phù hợp.

Thứ ba, các chứng từ kế toán cần được tin học hoá để có sự thống nhất về nội dung cũng như thông tin được cập nhật nhanh chóng trên phần mềm.

Lưu trữ chứng từ khoa học, cẩn thận, thuận tiện cho việc tra cứu thông tin khi cần.

Thứ tư, tài khoản hạch toán kế toán chi tài chính công đoàn kế toán Công đoàn Y tế Việt Nam cần chi tiết tài khoản chi phí hoạt động công đoàn (theo thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và theo chế độ kế toán công đoàn áp dụng từ tháng 1 năm 2022), tài khoản 6113.

Người thanh toán Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Chủ tịch công đoàn Kế toán thanh toán, thủ quỹ Kế toán thanh toán Giấy đề nghị thanh toán + chứng từ kèm theo Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh toán Kiểm tra, duyệt hồ sơ thanh toán Duyệt chi Chuyển khoản, chi tiền Đóng chứng từ, chuyển vào lưu trữ Bảo quản và lưu trữ chứng từ

- Đối với hoạt động thanh toán tiền lương cho cán bộ cơ quan thực hiện hạch toán như sau:

Tính lương phải trả cho CBCQ, kế toán ghi: Nợ TK 61134

Có TK 334

Chi tiền lương cho CBCQ kế toán ghi: Nợ TK 334

Có TK 112

- Đối với hoạt động thanh toán chi phí quản lý hành chính (chi thanh toán tiền điện, tiền nước, vật tư văn phòng phẩm, …) thực hiện hạch toán như sau:

Nợ TK 61133

Có TK 1111/1121

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán chi tài chính công đoàn. Hiện nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đang thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh kế toán chi trên phần mền Kế toán công đoàn. Chính vì vậy, hầu hết các sổ kế toán được kết xuất và in từ phần mềm kế toán với đầy đủ các chỉ tiêu và lập theo đúng mẫu biểu quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

3.3.1. Về phía Nhà nước và các Cơ quan chức năng

Chính phủ và Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế tài chính dành riêng cho công đoàn các cấp.

Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế làm căn cứ cho các quy định trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Trong lộ trình hội nhập và phát triển của Việt Nam, để tiến tới sự hài hoà giữa kế toán nhà nước Việt Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế cần thiết phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Kế toán nhà nước Việt Nam chịu sự chi phối bởi Luật

Ngân sách và các văn bản quy định cơ chế tài chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công. Khi còn tồn tại điểm khác biệt giữa các quy định của luật ngân sách với các quy định của chuẩn mực kế toán công quốc tế, để có thể vận dụng được chuẩn mực công quốc tế đòi hỏi phải có sửa đổi, bổ sung theo từng giai đoạn. Là một bộ phận trong các đơn vị nhà nước, kế toán công đoàn không thể nằm ngoài hệ thống kế toán nhà nước nói chung. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên theo hướng ứng dụng chuẩn mực kế toán quốc tế chỉ có thể vận hành được nếu toàn bộ hệ thống kế toán công cũng tuân thủ theo chuẩn mực kế toán công quốc tế hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, trong giai đoạn tới Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành bộ chuẩn mực kế toán công dành cho toàn bộ khối kế toán nhà nước.

3.3.2. Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tổng Liên đoàn tiếp tục ban hành hướng dẫn phân phối nguồn tài chính công đoàn cho các cấp cơ sở để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống công đoàn.

Nguồn tài chính tích luỹ và tài sản công đoàn tại Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn còn phân tán, quản lý chưa tập trung từ đó cần có kế hoạch sử dụng nguồn lực này theo hướng có hiệu quả.

Tổng Liên đoàn sửa đổi, ban hành các quy định mới về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ làm công tác tài chính công đoàn cho phù hợp. Theo yêu cầu công tác thu, chi trong điều kiện biên chế có hạn Tổng Liên đoàn cần giao thêm nhiệm vụ cho Trung tâm Hội nghị và Đào tạo cán bộ Công đoàn để đào tạo và cung cấp nhân lực đủ điều kiện làm công tác tài chính cho các cấp công đoàn phù hợp quy định pháp luật. Sắp xếp, bố trí cán bộ kế toán chuyên trách làm công tác tài chính phái đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính công đoàn của từng cấp, từng đơn vị. Đến năm 2025, cán bộ làm cong tác tài chính

chuyên trách trong các cơ quan công đoàn phải chuyên nghiệp, đam rbaor điều kiện, tiêu chuẩn.

Tổng Liên đoàn tiếp tục nghiên cứu, sửa đối, bổ sung các quy định về tài chính công đoàn đúng quy định pháp luật nhưng phù hợp với hoạt động của tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới như: định mức nguồn chi cho các hoạt động cốt lõi của tổ chức công đoàn, các nội dung chi thường xuyên đảm bảo trên cơ sở quy định của Nhà nước, các nội dung chi đặc thù theo hướng dâox của Tổng Liên đoàn từ đó các cấp công đoàn ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình đảm bảo chi hợp pháp, hợp lệ. Hoàn thiện các quy định để tổ chức thực hiện đóng KPCĐ 2% qua 1 tài khoản trung gian của tổ chức công đoàn. Xây dựng phần mềm quản lý tài chính, tài sản quản lý thống nhất tại Tổng Liên đoàn có phân quyền quản lý, đăng nhập, chiết xuất báo cáo cho đơn vị cấp dưới.

Tổ chức tập huấn các chế độ kế toán công đoàn theo thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, Quyết định số 2250/QĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 và hướng dẫn số 22/HĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 để triển khai áp dụng kịp thời từ tháng 1/2022.

Xây dựng phần mềm quản lý tài chính công đoàn cho phù hợp với thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

3.3.3. Về phía Công đoàn Y tế Việt Nam

Hệ thống bộ máy kế toán trong mỗi đơn vị phụ thuộc rất lớn vào các nhà lãnh đạo, nhà quản lý của tổ chức. Xuất phát từ nhu cầu thông tin kế toán của các nhà quản lý, từ nhận thức về vai trò của hệ thống thông tin kế toán mà các nhà quản lý sẽ quyết định đầu tư cho công tác kế toán của đơn vị mình như thế nào. Nếu các nhà lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam không có thói quen ra quyết định trên cơ sở thông tin từ hệ thống kế toán cung cấp và yêu cầu của các nhà lãnh đạo đối với hệ thống thông tin kế toán đơn thuần chỉ là

việc tuân thủ chế độ tài chính kế toán thì rất khó thực hiện những đổi mới trong công tác kế toán. Do đó, để có thể thực hiện cá giải pháp nêu trên:

Thứ nhất, cần có sự đổi mới trong tư duy và trong cách ra quyết định của các nhà lãnh đạo.Các nhà lãnh đạo cần nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán trong việc quản lý tài chính, nhất là trong điều kiện bị cắt giảm biên chế như hiện nay.

Thứ hai, Công đoàn Y tế Việt Nam cần dành một khoản ngân sách công đoàn hợp lý cho việc đầu tư vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nhân viên kế toán và hệ thống phần cứng (như trang thiết bị máy tính, mạng lan, …) phù hợp theo yêu cầu của công việc. Trong đó việc đầu tư cho đội ngũ nhân viên kế toán là yếu tố quyết định đến sự thành công của giải pháp hoàn thiện nội dung công tác kế toán. Việc đầu tư cho trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ kế toán tất nhiên sẽ phát sinh chi phí, tuy nhiên các khoản chi phí này là nhỏ so với lợi ích mà nó mang lại cho cơ quan do sẽ tăng năng suất của lao động kế toán với chất lượng của công tác kế toán. Với thông tin hữu ích và kịp thời các nhà quản lý sẽ ta được các quyết định tối ưu để điều hành hoạt động của các công đoàn cơ sở trực thuộc được hiệu quả hơn.

Thứ ba, Công đoàn Y tế Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng hoàn thiện chính sách quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt để khuyến khích cán bộ làm việc hiệu quả hơn.

Thứ tư, hoàn thiện về tổ chức kiểm tra công tác kế toán chi tài chính công đoàn.

Kiểm tra kế toán là một trong những vấn đề quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán đi vào nề nếp, thực hiện đúng chế độ tài chính quy định, ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong quá trình chi. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán phải được hoàn thiện từng bước và đảm bảo có hiệu quả.

Tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra nội bộ như kiểm tra đồng cấp của Uỷ ban Kiểm tra, … theo đó Lãnh đạo cơ quan, Trưởng ban Tài chính và

các đồng chí chuyên viên trong ban phải nâng cao ý thức tự kiểm tra, tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật.

Công tác kiểm tra phải thực hiện từ khâu kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ chi tài chính, đến việc ghi chép, phản ánh trên tài khoản kế toán, sổ kế toán, tính chính xác của số liệu kế toán; việc chấp hành chế độ chính sách; việc tổ chức chỉ đạo công tác chi tài chính cũng như định mức chi tài chính công đoàn.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 của Luận văn tác giả đã đề cập đến định hướng phát triển hoạt động của Công đoàn Y tế Việt Nam trong những năm tới.

Qua nghiên cứu thực trạng kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Công đoàn Y tế Việt Nam. Trên cơ sở đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ở chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện bao gồm: hoàn thiện quản lý thu, chi tài chính công đoàn; hoàn thiện kế toán thu tài chính công đoàn; hoàn thiện kế toán chi tài chính công đoàn và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đơn vị.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn là một trong những yêu cầu quan trọng để góp phẩn mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của đơn vị. Trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, các quan hệ kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tính chất, sự tác động của nền kinh kế thị trường và hội nhập sâu, rộng đối với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải làm chủ được các quan hệ kinh kế của mình, vận dụng theo đúng mục đính và định hướng của Đảng, Nhà nước.

Để góp phần hoàn thiện Kế toán thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam, Luận văn với đề tài: “Kế toán thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu và phân tích. Đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính công đoàn, kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn y tế nói riêng.

Đi sâu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán thu chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Y tế Việt Nam nơi tác giả công tác. Luận văn đã đưa ra được những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện kế toán thu, chi tại đơn vị.

Trên cơ sở thực trạng, đánh giá nguyên nhân của những hạn chế trong kế toán thu chi, tác giả đưa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại cơ quan và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan quản lý.

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng song tác giả chưa thể đi sâu phân tích hết các khía cạnh hoạt động thu, chi tài chính công đoàn tại đơn vị. Tác giả hy vọng những vấn đề được nêu trong luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại các công đoàn ngành trung ương nói chung và tại Công đoàn Y tế Việt Nam nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và trình độ có hạn, do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn thực sự mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của Hội đồng khoa học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn học viên để tác giản hoàn thiện kiến thức và nâng cao chất lượng các công trình khoa học của mình trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Bộ tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn. 4. Công đoàn Việt Nam (2020), Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII, Hà Nội. 5. Công đoàn Y tế Việt Nam (2016-2020), Các báo cáo, số liệu dự toán,

quyết toán, Hà Nội.

6. Công đoàn Y tế Việt Nam (2016 – 2020),Báo cáo tổng kết công tác tài chính, Hà Nội.

7. Công đoàn Y tế Việt Nam (2017), Kỷ yếu Công đoàn Y tế Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.

8. Công đoàn Y tế Việt Nam (2018), Báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam khóa XII tại Đại hội XIII Công đoàn Y tế Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Thanh Hải (2020), Kế toán hoạt động thu, chi tại Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Luật văn thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.

10. Nông Thị Bích Hằng (2017), Quản lý tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11. Nguyễn Phương Nga (2013), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc. 12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Công

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân sách Nhà nước 2015.

14. Nguyễn Thanh Tùng (2013), Quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Minh Trang (2019), Kế toán hoạt động thu, chi tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, Luận văn thạc sĩKế toán,

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)