7. Kết cấu luận văn
1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn
1.3.3. Kế toánchi tài chính công đoàn
1.3.3.1. Nội dung chi tài chính công đoàn
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho các hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn. Cụ thể chi tài chính công đoàn phải nhằm đảm bảo cho tổ chức công đoàn thực hiện các nhiệm vụ theo 12 nội dung chi [12].
Căn cứ vào quy định của mục lục chi ngân sách ngân sách Nhà nước, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hoạt động của tổ chức công đoàn và căn cứ vào nguyên tắc chi tiêu tài chính công đoàn, nội dung chi tiêu tài chính công đoàn được chia thành 04 nhóm cơ bản sau đây:
- Chi trả lương cán bộ công đoànchuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoànkhông chuyên trách.
- Chi cho các hoạt động của công đoàn.
- Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên, làm các công tác xã hội do công đoàn tổ chức.
- Chi khen thưởng, động viên các tập thể, cán bộ, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức công đoàn.
1.3.3.2. Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng
* Chứng từ kế toán: chứng từ liên quan đến hoạt động chi tài chính công đoàn gồm: phiếu chi, uỷ nhiệm chi ngân hàng, uỷ nhiệm chi kho bạc, hoá đơn tài chính ... mọi chứng từ có tính tổng hợp và để phục vụ công tác kế toán hạch toán và nhiều đối tượng khác nhau.
Chứng từ cụ thể liên quan bao gồm:
- Chứng từ về lao động, tiền lương: bảng lương, bảng phụ cấp cán bộ công đoàn, bảng phụ cấp ăn trưa ...
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, giấy báo nợ, bảng sao kê ngân hàng ...
- Chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định; sổ theo dõi hao mòn, giá trị còn lại TSCĐ tại nơi sử dụng; biên bản thanh lý tài sản cố định ...
- Ngoài ra còn một số chứng từ kế toán khác đối với đơn vị công đoàn như lệnh chi tiền, séc rút tiền ...
* Tài khoản kế toán sử dụng
- Tài khoản 346 Kinh phí cấp cho cấp dưới,tài khoản này sử dụng ở các đơn vị kế toán cấp trên để phản ánh số kinh phí mà đơn vị cấp trên cấp cho đơn vị cấp dưới
Để thuận tiện cho việc theo dõi quyết toán cuối năm đơn vị cấp kinh phíphải mở sổ kế toán theo dõi chi tiết các đơn vị cấp dưới được cấp kinh phí
- Tài khoản 3388Phải trả khác, tài khoản này dùng phản ánh các khoản phải trả cấp trên, cấp dưới về tài chính công đoàn, số kinh phí công đoàn phải trả cho nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, các khoản phải trả khác
Để thuận tiện cho việc theo dõi quyết toán cuối năm kế toán phải mởi sổ chi tiết theo dõi từng nội dung cho từng đối tượng phải trả
- Tài khoản 6113 Chi phí hoạt động công đoàn, tài khoản này dùng phản ánh các khoản chi phí hoạt động công đoàn, bao gồm: các khoản chi Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ; chi phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, xây dựng CĐCS vững mạnh; chi tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn; chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho NLĐ; chi tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động; chi động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác; chi trả lương cho cán bộ
công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách; chi hoạt động bộ máy và các nhiệm vụ chi khác.
Để thuận lợi cho việc theo dõi quyết toán chi hoạt động trong năm, cũng như theo dõi đặc điểm của các khoản chi kế toán công đoàn mở sổ theo dõi chi tài khoản theo mục, tiểu mục (theo mục lục ngân sách công đoàn).
1.3.3.3. Kế toán các khoản chi tài chính tại cấp công đoàn cơ sở
Tại cấp công đoàn cơ sở: Thực hiện theo các quy định tại QĐ số 1910/QĐ-TLĐ/2014 ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Các khoản chi tại công đoàn cơ sở chia thành 03 nội dung:
- Chi cho con người (chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách), không quá 30% số thu KP, ĐPCĐ được sử dụng theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch TLĐ, nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác, trong trường hợp thiếu, CĐCS phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù với nguồn tài chính được phân bổ.
- Chi quản lý hành chính 10%, chi hội nghị Ban chấp hành, đại hội công đoàn cơ sở bao gồm: trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống…; chi mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc, sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, bưu phí, thông tin liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách.
- Chi hoạt động phong trào 60%, việc chi cho hoạt động phong trào do CĐCS quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, chi phát triển đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán bộ. Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào [19].
Nguồn chi tài chính công đoàn tại cơ sở gồm 60% ĐPCĐ, 70% KPCĐ và 100% thu khác của cơ sở. Kế toán công đoàn cơ sở sử dụng TK 6113 với 6 cấp chi tiết (TK 61131, TK 61132, TK 61133, TK 61134, TK 61135, TK 61138).
Nội dung kế toán các khoản chi tài chính công đoàn tại công đoàn cơ sở khái quá theo sơ đồ 1.6
TK 111, 112 TK 6113
(1) Chi phí hoạt động công đoàn bằng tiền phát sinh tại đơn vị
TK 334
(2) Chi lương, phụ cấp cho cán bộ CĐCS
TK 152, 153
(3) NVL, CCDC xuất dùng cho hoạt động công đoàn
TK 331
(4) Các khoản phải trả nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Sơ đồ 1.6: Kế toán chi tài chính tại công đoàn cơ sở
Nguồn: [16] 1.3.3.4. Kế toán chi tài chính tại các cơ quan công đoàn (từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên)
Thực hiện theo Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn, cụ thể:
-Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp: của cán bộ chuyên trách công đoàn ở các cơ quan công đoàn thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Thanh toán tiền làm làm thêm: các cơ quan công đoàn thực hiện theo TT số 08/2005/TTLB-BNV-BTC và công văn số 11345/BTC-PC ngày 12/09/2005 của BTC. Việc thanh toán làm thêm, làm đêm của từng cơ quan phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan về nguyên tắc, đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán… Các cơ quan công đoàn đã khoán biên chế và biên chế cán bộ (bao gồm cả lao động HĐ) vượt chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán tiền làm thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
- Chi quản lý hành chính: Trang cấp thanh toán cước phí ĐT (theo các mức quy định cụ thể); Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô (thực hiện theo Nghị đinh số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; TT số 24/2019/TT-BTC ngày 22/04/2019 của Bộ tài chính) [20].
Xu hướng các khoản chi này thực hiện theo hình thức khoán nếu thấy đủ điều kiện và các cá nhân tự nguyện để thực hành tiết kiệm (cần phải được xây dựng mức khoán trong quy chế chi tiêu nội bộ). Định mức sử dụng xe ô tô và giá mua xe ô tô theo quy định của nhà nước.
- Chế độ chi phúc lợi: chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi; may trang phục; khám sức khỏe định kỳ; công tác phí; chi tiếp khách, chi hội nghị, hội thảo... Các khoản chi này thực hiện theo quy định của Nhà nước, TLĐ và được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
- Chi hoạt động phong trào: Chi thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên; chi cho công tác giải quyết trang chấp lao động, bảo vệ người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tiến bộ tại cơ sở, ký kết thỏa ước lao động tập thể; chi khen thưởng; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (ngắn hạn, dài hạn); chi cho giảng viên, báo cáo viên; chi nghiên cứu khoa học; chi tổ chức các cuộc thi; chi hoạt động xã hội; chi tặng quà, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.... Các khoản chi này cần thực hiện theo quy định của Nhà nước, TLĐ nhằm phục vụ tốt các mặt hoạt động của công tác công đoàn ở từng cấp, từng ngành.
Nội dung kế toán chi TCCĐ tại các cơ quan công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được khái quát qua sơ đồ 1.7.
TK 111, 112 TK 6113 TK 111, 112 TK 346 TK 4316
(1) Chi hoạt động (8) Chi sai không (11) Cấp KP (10) Xác định số
CĐ bằng tiền được duyệt cho cấp dưới KP cấp cho cấp dưới TK 334 (2)Tiền lương, tiền công trả TK 13882 cho NLĐ (12) Thanh toán TK 332 bù trừ (3)Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào CP hoạt động TK 911 TK 152, 153 (9) K/c chi phí hoạt động công đoàn (4) NVL, CCDC dùng cho hoạt động CĐ TK 331 TK 516 TK 33883 (5) Phải trả dịch vụ mua ngoài tính
vào CP hoạt động (7b) đồng thời
TK 141
(6) Thanh toán tạm ứng
TK 112
(7a) Chi cho đơn vị chưa có CĐCS
Sơ đồ 1.7: Kế toán chi tài chính tại các cơ quan công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên
Tiểu kết chương 1
Trong chương này tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về kế toán thu, chi tài chính của Công đoàn Việt Nam, gồm:
- Khái niệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. - Khái quát vè tài chính công đoàn, nội dung quản lý thu chi tài chính của Công đoàn Việt Nam.
- Luận giải tương đối đầy đủ nội dung kế toán thu, chi tài chính công đoàn theo quy trình từ chứng từ, tài khoản đến sổ kế toán, tuân thủ quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán công đoàn theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN và hướng dẫn kế toán tài chính công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đây là những lý luận cơ bản, là cơ sở để luận văn áp dụng vào phân tích Kế toán thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam được trình bày trong chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH TẠI CÔNG ĐOÀN Y TẾ VIỆT NAM