7. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện Kế toán thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tế
3.2.1. Hoàn thiện quản lý thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tếViệt Nam
Công đoàn Y tế Việt Nam phải tranh thủ triển khai thực hiện sớm dự toán từ Tổng Liên đoàn giao, đối với công tác thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật. Còn đối với việc chi tài chính Công đoàn Y tế Việt Nam phải tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, tránh để thất thoát lãng phí nguồn tài chính công đoàn.
Công tác quản lý thu, chi tài chính công đoàn được chú trọng, việc chấp hành chế độ kế toán và các quy định về quản lý tài chính trong công tác giao dự toán, quyết toán từng bước đi vào nề nếp.
Pháp lý hóa nguồn thu tài chính từ ngân sách nhà nước cấp. Việc quản lý nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ trong những năm qua đã theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước, kiểm soát chi chủ yếu qua hệ thống kho bạc, công tác xây dựng dự toán, quyết toán đúng các quy trình thủ tục. Tuy nhiên, nội dung hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho tổ chức công đoàn chưa được quy định trong Luật Công đoàn và các hướng dẫn, do đó các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua mang tính chất tiền lệ, hoặc cơ chế xin cho. Do đó, các nội dung ngân sách nhà nước cần được thể chế cụ thể trong các văn bản từ Luật Công đoàn, và đặc biệt là trong các Nghị định
và các văn bản hướng dẫn theo những nội dung, nguyên tắc cấp phát, hỗ trợ nhất định.
Xây dựng và tạo sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ cả trong tư tưởng và hành động. Tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực và tuyên truyền kêu gọi xã hội hóa trong các lĩnh vực, khai thác triệt để các nguồn thu khác, như phát triển hoạt động dịch vụ, hỗ trợ từ chuyên môn cho các hoạt động về chăm lo, bảo vệ người lao động.
Cần phải xác định mối quan hệ chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành Trung ương để quản lý tốt nguồn thu, tránh chi sai mục đích và thất thoát nguồn thu như tăng cường công tác phối hợp với ngành thuế, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, thống kê, Bộ Lao động thương binh xã hội... để có những thông tin và số liệu chính xác của đơn vị, quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội... trong hệ thống để làm cơ sở đôn đốc thu kinh phí Công đoàn.
- Thu đoàn phí công đoàn:
+ Hướng dẫn thu đoàn phí phải đúng theo Điều lệ công đoàn.
+ Thu đoàn phí công đoàn phân cấp cho công đoàn cơ sở thu là hợp lý. Tuy nhiên việc hướng dẫn, kiểm tra thu đoàn phí cần phải được chú ý, để đảm bảo rằng thu đoàn phí phải đúng theo Điều lệ công đoàn và hướng dẫn thu đoàn phí công đoàn bằng 1% tiền lương của người lao động. Trong các trường hợp khó xác định tiền lương làm căn cứ thu đoàn phí, thì mức ấn định của phải tương đương 1% mức tiền lương trung bình trên địa bàn hoặc ngành nghề. Để làm được điều đó, các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở một mặt phải tuyên truyền hướng dẫn để người đoàn viên hiểu quyền và trách nhiệm của mình về việc đóng đoàn phí công đoàn, một mặt công đoàn phải có các hoạt động thiết thực đối với đoàn viên, nâng cao vai tr ̣, vị thế của công đoàn. Thu đoàn phí phải nhất quán về tỷ lệ thu theo Điều lệ công đoàn hướng dẫn, phải phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán và báo cáo tài chính. Công khai số thu, phân phối và sử dụng số thu đoàn phí cho mọi đoàn viên.
+ Về Hướng dẫn thu đoàn phí, để đảm bảo công bằng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần bỏ quy định trần đóng đoàn phí bằng 10% tiền lương tối thiểu chung của nhà nước và quy định mức đóng đoàn phí theo mức ấn định. Mà cần sửa lại Hướng dẫn thu đoàn phí để bảo đảm đoàn viên đóng đoàn phí bằng 1% hoặc tương đương 1% tiền lương, thu nhập của người đoàn viên.
- Thu kinh phí công đoàn
+ Tiếp tục thể chế hóa tỷ lệ thu kinh phí và có các chế tài thu kinh phí công đoàn.
+ Theo Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012, tỷ lê ̣ thu kinh phí công đoàn đã được xác đi ̣nh trong luật bằng 2% quỹ tiền lương. Tổ chức công đoàn và các cơ quan chức năng khi tham mưu xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn cần cụ thể hóa, xác đi ̣nh rõ tỷ lê ̣ và quỹ tiền lương làm căn cứ trích nô ̣p kinh phí công đoàn; có các chế tài, giải pháp để công đoàn có thể thu đúng, thu đủ kinh phí công đoàn từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Khắc phục tình trạng thu, nộp, cấp phát kinh phí vòng vèo.
+ Để khắc phục tình trạng quá trình thu, nộp và cấp phát kinh phí công đoàn qua nhiều khâu, nhiều bước của các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cần sửa đổi các hướng dẫn thu kinh phí công đoàn theo hướng phân cấp quản lý thu kinh phí về cho các công đoàn cấp dưới. Như vậy sẽ vừa sát thực tế, vừa hạn chế sự vòng vo của quá trình thu, nộp, cấp phát kinh phí. Đồng thời với việc cải cách đó, để đảm bảo nguồn chi cho các công đoàn cấp trên cần xiết chặt kỷ cương thu nộp tài chính về công đoàn cấp trên.
- Nguồn thu khác của công đoàn góp phần không nhỏ vào cân đối thu, chi tài chính công đoàn các năm qua, với các nội dung thu từ hỗ trợ của cơ quan chuyên môn của công đoàn cơ sở, thu từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước, thu từ các hoạt động kinh tế của công đoàn, thu từ việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao,....
+ Việc quản lý nguồn thu này cần phải được chú ý. Tùy từng nội dung, thu cần có cách quản lý riêng cho phù hợp.
+ Đối với khoản thu từ cơ quan chuyên môn của công đoàn cơ sở hỗ trợ để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn nghệ, thể thao,... công đoàn phải phối hợp với cơ quan chuyên môn để quản lý khoản thu này, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, công khai. Trường hợp thuận lợi, công đoàn cơ sở nên có quy chế phối hợp hoạt động với lãnh đạo chuyên môn.Đã có rất nhiều CĐCS xây dựng được quy chế này, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của công đoàn và có được nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động.
+ Đối với hoạt động công đoàn làm kinh tế, hệ thống công đoàn đã thành lập các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và một số hoạt động kinh tế khác.
+ Để các doanh nghiệp hoạt động kinh tế có hiệu quả, đem lại nguồn thu cho công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp. Kiên quyết giải thể, phá sản, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp liên tục làm ăn thua lỗ. Cổ phần hóa hoặc chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với các đơn vị làm ăn có hiệu quả. Rà soát, sửa đổi quy định về quản lý các doanh nghiệp công đoàn cho phù hợp với các quy định mới của nhà nước.
Thông qua hoạt động tài chính công đoàn nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên công đoàn đối với tổ chức công đoàn, qua đó giáo dục ý thức đoàn viên có trách nhiệm với tổ chức công đoàn, ý thức đoàn viên với nhau, nâng cao tính cộng đồng trách nhiệm, đoàn kết tương thân tương ái làm cho đoàn viên gắn bó với tổ chức công đoàn hơn, tăng cường đoàn kết nội bộ, tạo ra sức mạnh trong đơn vị góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, không ngừng nâng cao đời sống, cải thiện việc làm cho người lao động.