Cơ chế phân cấp và quy trình quản lý chi tài chính tại Công đoàn Y tế

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 58 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Cơ chế quản lý thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tếViệt Nam

2.2.3. Cơ chế phân cấp và quy trình quản lý chi tài chính tại Công đoàn Y tế

Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn. Căn cứ Hướng dẫn 1609/HĐ-TLĐ ngày 22/10/2019 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2020. Nguồn thu tài chính của CĐYTVN được phân phối như sau:

Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Phần còn lại 30% tổng số thu KPCĐ và 40%ĐPCĐ tại CĐYT Việt Nam được sử dụng và nộp về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo tỷ lệ quy định được thông báo hàng năm.

Số thu khác phát sinh ở cấp nào cấp đó được sử dụng 100%.

Việc phân phối tài chính tại CĐYTVN được thực hiện tương đối tốt từ khâu ban hành văn bản thông báo tỷ lệ phân phối đến cấp dưới và việc cấp trả kinh phí đầy đủ, kịp thời cho CĐCS được thực hiện đúng quy định.

Việc trích nộp nghĩa vụ hàng năm đối với TLĐLĐVN cũng được thực hiện đúng quy định.

2.2.3. Cơ chế phân cấp và quy trình quản lý chi tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam đoàn Y tế Việt Nam

2.2.3.1. Lập dự toán và thực hiện dự toán chi tại Công đoàn Y tế Việt Nam * Lập báo cáo dự toán chi

Cùng với việc xây dựng dự toán thu, công tác lập và phân bổ dự toán chi của các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam luôn được quan tâm, đảm bảo. Ban Tài chính, và mạng lưới tài chính kế toán công đoàn các cấp đã tham mưu cho

lãnh đạo cơ quan công đoàn các cấp xây dựng dự toán chi hàng năm, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn.

Trong thời gian qua, việc quản lý chi tài chính của Công đoàn Y tế Việt Nam khá tốt. Chi tài chính công đoàn đảm bảo trên nguyên tắc cân đối nguồn thu, chi với việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chung của Đại hội, của BCH Công đoàn Y tế Việt Nam. Các nội dung chi, tỷ trọng các khoản chi nhìn chung phù hợp trên cơ sở chế độ, định mức chi tiêu, gắn với phân cấp quản lý chi cùng với công khai, minh bạch trong chi tiêu, từ đó thực hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn.

Nguyên tắc cân đối thu chi luôn được đặt ra ở mỗi cấp công đoàn ngành Y tế ngay từ khi xây dựng dự toán. Dự toán chi trên cơ sở cân đối nguồn thu chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác dựa trên khả năng nguồn tài chính của mình. Công tác lập dự toán tại công đoàn ngành và các đơn vị trực thuộc CĐYTVN ngày càng được coi trọng.

* Chấp hành dự toán chi của Công đoàn Y tế Việt Nam

Trên cơ sở dự toán chi được phê duyệt Công đoàn Y tế Việt Nam và các đơn vị trực thuộc triển khai các nhiệm vụ kế hoạch trong năm. Các cấp công đoàn căn cứ vào các quy định, chế độ, định mức, quy chế, ... của Công đoàn Y tế Việt Nam làm căn cứ kiểm soát chi tiêu.

Do đặc thù hoạt động công đoàn và cơ chế quản lý tài chính công đoàn, để có nguồn chi các đơn vị phải tích cực khai thác nguồn thu theo phân cấp quản lý tài chính. Các chỉ tiêu dự toán chi mang tính chất định hướng.Các cơ quan công đoàn có thể chủ động điều chỉnh hoạt động cho phù hợp khả năng ngân sách.

2.2.3.2. Quyết toán tài chính của Công đoàn Y tế Việt Nam *Lập báo cáo quyết toán

Hàng năm, các đơn vị dự toán, tổng dự toán các cấp công đoàn phải thực hiện việc báo cáo quyết toán và tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn. Quyết toán của Công đoàn Y tế Việt Nam được tập

hợp theo hệ thống dọc từ các công đoàn cơ sở đến cấp Công đoàn Y tế Việt Nam.

Niên độ quyết toán thu, chi tài chính công đoàn theo năm dương lịch, từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm.

Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định, phê duyệt quyết toán của Công đoàn Y tế Việt Nam:

Bước 1: Các công đoàn cơ sở lập báo cáo quyết toán gửi Công đoàn Y tế Việt Nam trước ngày 15/2 hàng năm.

Bước 2: Công đoàn Y tế Việt Nam thẩm định, phê duyệt quyết toán cho CĐCS.

Bước 3: Công đoàn Y tế Việt Nam lập báo cáo thu chi của cơ quan công đoàn ngành và tổng hợp báo cáo quyết toán của Công đoàn cơ sở thành báo cáo tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách Công đoàn ngành Y tế Việt Nam, sau đó thông qua Ban Thường vụ và gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trước ngày 31/3 hàng năm.

Bước 4: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thẩm định, phê duyệt quyết toán.

Thực tiễn các năm qua, công tác quyết toán được các cấp công đoàn trong ngành coi trọng.Tỷ lệ Công đoàn cơ sở có báo cáo quyết toán ngày càng tăng.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn công đoàn cơ sở làm chưa tốt công tác quyết toán. Nhất là đối với CĐCS khu vực ngoài nhà nước, từ việc quản lý thu chi, tới khâu dự toán quyết toán đều yếu làm ảnh hưởng tới công tác quyết toán tài chính hàng năm của cả ngành. Đây là thực trạng các cấp công đoàn cần quan tâm, để có biện pháp xử lý.

* Cân đối thu, chi

Nguyên tắc cân đối thu chi luôn được đặt ra ở mỗi cấp công đoàn thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam ngay từ khi xây dựng dự toán. Dự toán chi trên cơ sở cân đối nguồn thu.

Mỗi cấp công đoàn chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác dựa trên khả năng nguồn tài chính của mình.

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính tại công đoàn y tế việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)