7. Kết cấu luận văn
2.2. Cơ chế quản lý thu, chi tài chính tại Công đoàn Y tếViệt Nam
2.2.2. Cơ chế quản lý thu và phân phối tài chính tại Công đoàn Y tếViệt Nam
Công đoàn cơ sở. Đồng thời phân cấp cũng phân định được trách nhiệm của từng cấp trong thu, chi, quản lý tài chính, quy định kinh phí từng cấp được sử dụng và việc quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn để đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vay vốn. Một số Công đoàn cơ sở đã thực hiện rất tốt đó là CĐCS Công ty Cổ phần Hóa Dược Phẩm Mekophar, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Bệnh Viện Trung ương Huế.
2.2.2. Cơ chế quản lý thu và phân phối tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam Việt Nam
2.2.2.1. Cơ chế quản lý thu tài chính tại Công đoàn Y tế Việt Nam
Trong thời gian qua hệ thống các văn bản hướng dẫn về thu tài chính công đoàn ngày càng hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn, trên cơ sở đó công tác xây dựng dự toán thu, chấp hành dự toán thu đã được các cấp công đoàn trong ngành thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Ban Thường vụ Công đoàn Y tế Việt Nam xác đinh được nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý thu đó là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khai thác tối đa các nguồn thu.
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII năm 2020, Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
Phân cấp cho CĐCS trực tiếp thu ĐPCĐ. Tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
Bảng 2.1: Số thu đoàn phí công đoàn Công đoàn Y tế Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020
Năm Số thu đoàn phí
(Triệu đồng)
Tỷ lệ tăng hàng năm
(So với năm trước liền kề) (%)
2016 11.905 18,4 2017 14.569 22,3 2018 20.880 43,3 2019 25.437 21,82 2020 27.479 7,85 Nguồn: [5, 6]
Bảng 2.1 cho thấy, trong 5 năm từ 2016 - 2020, số tiền thu đoàn phí của Y tếViệt Nam liên tục tăng qua các năm: năm 2016 thu tăng 18,4% so với năm 2015, năm 2017 thu tăng 22,3% so với năm 2016, năm 2018 thu tăng 43,30% so với năm 2017, năm 2019 thu tăng 21,82% so với năm 2018, năm 2020 thu tăng 7,85% so với năm 2019. Đạt được kết quả trên là do CĐYT Việt Nam xác định được vai trò ngày càng quan trọng của nguồn thu đoàn phí công đoàn đối với tổ chức công đoàn, qua đó đề ra nhiều biện pháp quản lý thu đoàn phí hiệu quả hơn. Một số yếu tố khác tác động làm tăng thu đoàn phí công đoàn đó là:Tiền lương, thu nhập của đoàn viên công đoàn tăng lên,số công đoàn cơ sở và số đoàn viên công đoàn tăng.
* Quản lý thu kinh phí công đoàn
Công đoàn Y tê Việt Nam trực tiếp thu kinh phí công đoàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có công đoàn cơ sở trực thuộc (79 đơn vị), các đơn vị thuộc khối doanh nghiệp (29 đơn vị) nộp kinh phí công đoàn tập trung về tài khoản của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Ban thường vụ CĐYTVN luôn xác định được vị trí quan trọng của công tác thu kinh phí công đoàn, nên đã phân công 1 đồng chí thường trực phụ trách và chỉ đạo Ban Tài chính thường xuyên phối hợp với các ban trong việc kiểm tra, đôn đốc thu, nộp kinh phí công đoàn, mặt khác Công đoàn Y tế Việt Nam ký quy chế phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các các đơn vị thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trích nộp kinh phí công đoàn.
Bảng 2.2: Số thu kinh phí công đoàn Công đoàn Y tế Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020
Năm Số thu kinh phí
(Triệu đồng)
Tỷ lệ tăng
(So với năm trước liền kề) (%) Tỷ trọng thu KPCĐ/Tổng số thu (%) 2016 18.662 94,3 52,54 2017 27.816 49,05 58,18 2018 39.796 43,07 59,79 2019 51.842 30,27 62,50 2020 57.853 11,59 63,86 Nguồn: [5, 6]
Bảng 2.2. cho thấy, số thu kinh phí công đoàn từ năm 2016 - 2020 của Công đoàn Y tế Việt Nam tăng lên hàng năm, năm 2016 tăng 94,3% so với năm 2015, năm 2017 tăng 49,05% so với năm 2016, năm 2018 tăng 43,07% so với năm 2017, năm 2019 tăng 30,27% so với năm 2018, năm 2020 tăng 11,59% so với năm 2019.Nguồn thu kinh phí công đoàn tăng hàng năm do cơ chế thu kinh phí công đoàn thay đổi, tiền lương tối thiểu, số lao động, số công đoàn cơ sở tăng.
Nguồn thu kinh phí công đoàn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu tài chính công đoàn. Năm 2016 chiếm 52,54% trong tổng số thu, năm 2017 chiếm 58,18%, năm 2018 chiếm 59,79%, năm 2019 chiếm 62,50%, năm 2020 chiếm 63,86%. Nguồn thu kinh phí công đoàn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu tài chính công đoàn và được tăng lên hàng năm đã góp quan trọng giải quyết nhu cầu chi tăng thêm hàng năm của Công đoàn Y tế Việt Nam đồng thời đảm bảo tính cân đối thu, chi của hệ thống công đoàn.
* Quản lý nguồn thu khác
Bảng 2.3: Số liệu nguồn thu khác của Công đoàn Y tế Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020 Năm Số thu khác (Triệu đồng) Tỷ trọng thu khác/ Tổng số thu (%) 2016 4.946 13,9 2017 5.419 11,3 2018 4.154 8,33 2019 5.673 6,84 2020 5.267 5,81 Nguồn: [5, 6]
Nguồn thu khác của công đoàn Y tế Việt Nam chủ yếu từ hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của Công đoàn. Nguồn thu này cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng nguồn thu tài chính công đoàn.
Các khoản thu tài chính của Công đoàn Y tế Việt Nam luôn được quản lý chặt chẽ, trên cơ sở các quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trong những năm qua, CĐYTVN đã ban hành các hướng dẫn về thu đoàn phí, thu kinh phí công đoàn, quy định về phân cấp thu và phân phối nguồn thu. Do đó, công tác xây dựng dự toán thu đã ngày càng thêm hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn và luôn được các cấp công đoàn chú trọng.
Cùng với đó, khâu tổ chức thực hiện dự toán thu cũng được đặc biệt quan tâm. Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp công đoàn trong việc thu,
quản lý nguồn thu của cấp mình và đề ra các hình thức khen thưởng và xử phạt đã làm cho chất lượng thực hiện dự toán thu của CĐYTVN thêm cải thiện, các cấp công đoàn có trách nhiệm hơn trong quản lý nguồn thu tài chính công đoàn.