- Bảo hiểm y tế làm gia tăng sử dụng DVYT: Cùng sử dụng dữ liệu Điều
tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) trong cặp hai năm (2002 và 2004; và 2004 và 2006) với phương pháp phân tích điểm xu hướng (PSM), nghiên cứu của Wagstaff (2007) về BHYT cho người nghèo và nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường (2012) về BHYT tự nguyện. Kết quả đều xác định BHYT có tác động tích cực đối với việc sử dụng DVYT. Cụ thể, BHYT cho người nghèo giúp họ tăng sử dụng DVYT ngoại trú là 16%, dịch vụ nội trú tăng 30%/năm; BHYT tự nguyện giúp người có bảo hiểm tăng số lần khám hàng năm ngoại trú khoảng 43% và nội trú là 63%. Tuy nhiên, Wagstaff cho rằng khám, chữa bệnh (KCB) nội trú không phải là cách điều trị mang lại hiệu quả về mặt chi phí đối với các hộ nghèo vì khiến họ phải chịu chi phí đi lại và chi phí khơng chính thức khác. Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh trước
sau có đối chứng, đề tài nghiên cứu phát triển BHYT nông thơn cơng bằng và
Chiến lược và Chính sách Y tế (2008) cho thấy nhóm có thẻ BHYT sử dụng
DVYT nhiều hơn nhóm khơng có thẻ BHYT đối với cả DVYT nội trú và ngoại trú.
Đối với NCT, nghiên cứu của Giang Thanh Long và Bùi Đại Thụ (2013) sử dụng dữ liệu VHLSS 2004 và 2008 với phương pháp thống kê mô tả, các tác giả phân tích về tiếp cận DVYT của NCT có thẻ BHYT ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, BHYT giúp NCT tăng số lần thăm khám theo thời gian, trong đó NCT càng cao tuổi thì sử dụng càng nhiều dịch vụ hơn nhóm thấp tuổi hơn, trong khi nhóm NCT nghèo, dễ tổn thương với nghèo (nơng thôn, dân tộc thiểu số) có mức sử dụng thấp hơn nhóm khác tương ứng (không nghèo, thành thị, dân tộc Kinh). Thống kê cũng phát hiện thấy NCT sử dụng dịch vụ ở bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân cao hơn đáng kể so với ở các cơ sở y tế xã, phường. Các tác giả khuyến nghị nâng cao tiếp cận DVYT đầy đủ cho nhóm NCT nghèo và dễ tổn thương thông qua cải thiện cung cấp DVYT cấp cơ sở.
- Bảo hiểm không làm gia tăng sử dụng DVYT: Sử dụng dữ liệu VHLSS
2006 và 2008 với phương pháp hồi quy Poisson, Nguyễn Việt Cường (2014) kết luận cả BHYT tự nguyện và BHYT miễn phí cho học sinh từ 6 đến 14 tuổi ở Việt Nam đã không làm tăng sử dụng DVYT ngoại trú. Việc có BHYT đã khơng khuyến trẻ đi khám nhiều hơn. Tác giả cho rằng, trẻ em chỉ đi khám ở các cơ sở y tế khi thật cần thiết vì phải đến trường học. Nghiên cứu của Kexu và cộng sự (2006) sử dụng dữ liệu VHLSS 1997/1998 với phương pháp hồi quy logistic đa biến để đánh giá tác động của BHYT xã hội đến sử dụng DVYT và phát hiện ra rằng BHYT không làm tăng sự tiếp cận đối với DVYT tư nhân của người có bảo hiểm do BHYT xã hội chỉ chi trả cho người có bảo hiểm sử dụng dịch vụ ở các cơ sở y tế công trong thời kỳ thu thập dữ liệu. Tác giả đề xuất chính sách thiết kế gói lợi ích phù hợp và khuyến khích nhà cung cấp tư nhân tham gia nếu chất lượng đạt tiêu chuẩn nhất định.