Sức khỏe và gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 81 - 86)

2.2.1.1 .Bối cảnh

3.1. Thực trạng về người cao tuổi ở Việt Nam

3.1.2. Sức khỏe và gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi ở Việt Nam

* Thực trạng sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam

Phân tích thực trạng sức khỏe của dân số cao tuổi sẽ cho biết nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tiếp cận DVYT của NCT ở Việt Nam.

thiện, trong đó tỷ lệ NCT có tình trạng sức khỏe khá/tốt tăng lên, NCT có tình trạng sức khỏe yếu giảm đi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về sức khỏe của NCT Việt Nam (Quỹ Dân số Liên hợp quốc, 2011).

Bảng 3.3: Tình trạng sức khỏe hiện tại do NCT tự đánh giá

Tình trạng Tổng Nhóm tuổi Giới tính Khu vực 60-69 70-79 80+ Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Rất yếu 10,1 5,0 13,0 15,9 8,8 10,9 8,8 10,7

Yếu 55,3 53,4 55,4 58,9 50,4 58,6 46,5 59,3

Bình thường 29,8 35,3 27,9 21,5 34,3 26,8 38,6 25,8

Tốt 4,4 5,9 3,1 3,3 6,1 3,2 5,5 3,8

Rất tốt 0,4 0,4 0,6 0,4 0,4 0,5 0,6 0,4

Nguồn: Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012)

Bảng 3.3 cung cấp chi tiết kết quả tự đánh giá sức khoẻ của NCT phân chia theo tuổi, giới tính và khu vực. Nhìn tổng thể, có đến 65,4% NCT đánh giá họ có sức khỏe khơng tốt (yếu, rất yếu) và chỉ có 4,8% NCT đánh giá họ có sức khỏe tốt hay rất tốt. Theo tuổi, tình trạng sức khỏe của NCT phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác, tuổi càng cao thì tỷ lệ đánh giá sức khoẻ khơng tốt (rất yếu và yếu) cao hơn đáng kể so với NCT ít tuổi hơn, ngược lại tỷ lệ đánh giá sức khỏe bình thường, tốt, rất tốt ngày càng giảm khi tuổi càng cao. Theo giới tính và khu vực, phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ đánh giá sức khỏe không tốt cao hơn nam giới cao tuổi, NCT ở nơng thơn có tỷ lệ đánh giá sức khỏe khơng tốt cao hơn so với NCT sống ở thành thị. Vì vậy, NCT là phụ nữ, sống ở nông thôn dễ tổn thương hơn đối với các vấn đề sức khỏe. Kết quả trên tương đồng với kết quả nghiên cứucủa Viện nghiên cứu Y – Xã hội học (2013).

Nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam (2014) cho thấy sức khỏe là yếu tố hàng đầu, quyết định đến cuộc sống của NCT. Tuy đánh giá rất cao yếu tố sức khỏe nhưng phần lớn NCT được khảo sát cho rằng họ không có sự chuẩn bị gì cho sức khỏe tuổi già và khi còn trẻ họ cũng khơng hình dung được sức khỏe, bệnh tật vào những năm cuối đời vì nhiều nguyên nhân khác nhau như cuộc sống khó khăn, thiếu kiến thức.

“Điều chúng tôi quan tâm nhất vẫn là sức khỏe. Hồi trẻ thì khơng quan tâm, chuẩn bị gì, giờ già yếu nên mới giật mình” (TLN NCT, 60-69 tuổi, tỉnh

Tiền Giang) (Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam - VNCA, 2014)

Kết quả của nghiên cứu trên cũng cho thấy NCT khơng có thói quen phịng bệnh bằng khám sức khỏe định kỳ. Họ thường có thói quen “có bệnh mới đến bệnh viện” hơn nữa khi cảm thấy chưa phải đến các CSYT, họ thường tự chữa bệnh theo thói quen và vì thế khi bệnh càng nặng thì chi phí cho việc chữa bệnh sẽ rất lớn.

“Do thu nhập chưa cao nên việc trước mắt lo kinh tế đã, sức khỏe lo sau nên đến khi nào bệnh khơng thể khơng chữa thì mới đi khám” (TLN cán bộ

cấp tỉnh, tỉnh Tiền Giang) (VNCA, 2014)

“Tơi rất ít khi đi khám bệnh, mỗi khi ốm thì thuốc men do bà nhà đi mua về cho uống” (PVS NCT, nam giới, 70-79 tuổi, tỉnh Tiền Giang) (VNCA, 2014)

*Gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi ở Việt Nam

Bảng 3.4 cho biết về tỷ lệ NCT được chẩn đốn có bệnh theo các đặc trưng nhân khẩu học (tuổi, giới tính và khu vực sống).

Bảng 3.4: Tỷ lệ người cao tuổi được chẩn đốn có bệnh (%)

Các loại bệnh Tổng Tuổi Giới tính Khu vực 60– 69 70 – 79 80+ Nam Nữ Thành thị Nông thôn Viêm khớp 34,1 32,5 36,4 34,0 24,7 40,4 32,2 35,0 Đau thắt ngực 7,6 6,5 10,9 4,8 10,0 6,0 5,9 8,4 Tiểu đường 6,1 6,5 6,0 5,3 5,0 6,8 10,1 4,2 Các bệnh về phổi tắc nghẽn 16,6 13,2 19,9 18,4 21,9 13,1 11,9 18,7 Trầm cảm 0,5 0,5 0,3 0,7 0,4 0,5 1,0 0,3 Bệnh huyết áp 45,6 38,5 50,8 52,5 38,9 50,1 45,9 45,5 Vấn đề răng miệng 8,7 9,8 7,3 8,5 9,8 7,9 8,0 9,0 K 1,1 1,0 1,3 1,2 1,5 0,9 2,1 0,7 Đục thủy tinh thể 10,3 5,2 12,2 17,9 7,8 12,0 10,3 10,3 Bệnh tim 16,6 14,8 19,7 15,5 12,7 19,2 20,4 14,8 Bệnh gan 7,9 10,2 6,5 5,7 7,5 8,2 8,5 7,7

Viêm tiền liệt tuyến 5,4 3,0 5,3 11,7 - - 5,7 5,2

Hai bệnh phổ biến nhất của NCT theo tất cả các đặc trưng trên là huyết áp, viêm khớp. Cụ thể, có đến 45,6% NCT được chẩn đốn có bệnh cao huyết áp và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh này tăng; 34,1% được chẩn đoán viêm khớp. Tỷ lệ phụ nữ cao tuổi bị mắc bệnh huyết áp, viêm khớp đều cao hơn so với nam giới cao tuổi. Các bệnh khác như tim, răng miệng, phổi mãn tính cũng là những bệnh mà NCT hay mắc phải, nhưng tỷ lệ thấp hơn (20%). NCT ở thành thị có tỷ lệ mắc phải các bệnh tiểu đường, bệnh tim cao hơn so với NCT ở nông thôn. Với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), NCT ở nơng thơn bị mắc cao hơn so với NCT ở thành thị.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đi cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đời sống vật chất tăng lên thì lối sống và làm việc cũng thay đổi dẫn đến mơ hình bệnh tật và ngun nhân bệnh tật cũng biến đổi làm cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ rệt. Việt Nam, một mặt, vừa phải giải quyết các bệnh lây nhiễm, mặt khác đồng thời phải đương đầu với sự gia tăng nhanh chóng các bệnh khơng lây nhiễm– hay bệnh mạn tính. Nghiên cứu của Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009) cho thấy cơ cấu bệnh tật của NCT đang chuyển dần từ mơ hình bệnh tật của những nước đang phát triển sang của nước cơng nghiệp phát triển, đó là chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm (như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa…). Đồng thời, những bệnh tật mới phát sinh (như sa sút trí tuệ và trầm cảm) lại có xu hướng tăng và tỷ lệ NCT mắc các bệnh này ngày càng cao khi tuổi của họ tăng lên. Đây là thách thức lớn cho Việt Nam vì các bệnh khơng lây nhiễm thường có thời gian tiềm tàng kéo dài với các tình trạng tiền bệnh như thừa cân, béo phì… Do khơng khám bệnh thường xuyên và nhiều thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (đặc biệt với nam giới cao tuổi như hút thuốc, uống rượu…) nên đối với NCT ở Việt Nam thì bệnh khơng lây nhiễm lại càng trở nên nghiêm trọng và việc điều trị và chữa bệnh rất tốn kém do

bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn (Quỹ Dân số Liên hợp quốc, 2011).

Sự thay đổi mơ hình bệnh tật từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh mạn tính đang trở thành nguyên nhân chính gây bệnh tật và tàn phế cho NCT và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong những thập niên tới. Bên cạnh đó, nguy cơ khuyết tật của NCT ở Việt Nam cũng rất cao, trong đó khuyết tật thường gặp là mất thị lực, thính lực. Tình trạng này khiến cho NCT bối rối, tự ti và gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ và làm tăng nhu cầu DVYT tại nhà (Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ, 2009).

* Chi phí khám, chữa bệnh cho NCT

Như trên đã phân tích, NCT thường mắc các bệnh khơng lây nhiễm, mạn tính nên địi hỏi q trình điều trị lâu dài, thậm chí là suốt cuộc đời cịn lại,cần sử dụng thuốc đặc trị và kỹ thuật cao.Hơn nữa, các bệnh này dễ bị biến chứng nênchi phí điều trị rất tốn kém. Chi phí điều trị cho bệnh khơng lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm (Thông tấn xã Việt Nam, 2018). Đây thực sự là những thách thức to lớn mà địi hỏi phải có những chính sách nhằm phịng ngừa và mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế rộng khắp. Hơn nữa, với tình trạng khá phổ biến là NCT bị bệnh nặng mới đi KCB nên chi phí điều trị lại càng tốn kém: chi phí y tế cho NCT cao gấp từ 7 đến 10 lần người trẻ. NCT chiếm hơn 10% dân số nhưng sử dụng hơn 50% tổng lượng thuốc của toàn xã hội (Sở Y tế Hà Nội, 2016).

Bệnh tật không chỉ tạo nên gánh nặng cho bản thân NCT mà cho cả gia đình của họ.

“Lớn nhất về bệnh tật, kéo theo khó khăn về kinh tế và khiến gia đình vất vả khi phải trơng nom chăm sóc”. (TLN cán bộ cấp huyện, tỉnh Thái Nguyên)

“Gia đình mà NCT bệnh tật nằm liệt làm kinh tế gia đình khó khăn. Là gánh nặng cho con cháu...”. (TLN cán bộ cấp huyện, tỉnh Tiền Giang)

(VNCA, 2014)

Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của NCT cùng với xu hướng, tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam được phân tích ở trên cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe(CSSK) của họ ngày càng lớn nên gánh nặng tài chính phải chi trả cho nhu cầu trên cũng ngày càng cao. Câu hỏi đặt ra là liệu bản thân NCT và gia đình họ có khả năng chi trả cho các chi phí đó khơng? Phần sau đây sẽ phân tích thực trạng đời sống kinh tế của NCT sẽ cho biết câu trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)