Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 76 - 79)

2.2.1.1 .Bối cảnh

2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, kinh nghiệm từ các chương trình BHYT cho NCT ở ba quốc gia là những bằng chứng thực tiễn chứng minh nhà nước đóng cần đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động BHYT xã hội nói chung và BHYT xã hội cho NCT nói riêng với ý nghĩa nhà nước là người trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo hiểm,nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ cho các nhóm dân cư khác nhau trong đó có nhóm NCT, đặc biệt nhóm dễ tổn thương có thể tham gia BHYT.

Thứ hai, kinh nghiệm từ LTCI của Hàn Quốc cho thấy trong điều kiện số lượng NCT ngày càng tăng và gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm, mạn tính kèm theo ngày càng tăng nên nhu cầu cao về chăm sóc dài hạn ngày càng tăng, đặc biệt là ở nhóm tuổi càng cao thì nhu cầu này càng lớn. Hơn nữa, do sự thay đổi về nhân khẩu học nên NCT nhận được sự chăm sóc của con cháu giảm đi. Hơn nữa thu nhập của phần lớn hộ gia đình NCT khơng đủ chi trả cho các cơ sở dịch vụ chăm sóc NCT do tư nhân cung cấp (Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế, 2018). BHYT chăm sóc dài hạn đã mang lại lợi ích khơng chỉ cho chính NCT mà cịn cho cả các thành viên khác của gia đình họ. Vì vậy, câu chuyện cả về thành công và hạn chế của Chương trình bảo hiểm y tế cho chăm sóc dài hạnNCT ở Hàn Quốc gợi ý các nhà lập chính sách ở Việt Nam cần thiết lập chương trình bảo hiểm chăm sóc dài hạn nhằm đáp nhu cầu của NCT, nâng cao phúc lợi cho NCT và giảm gánh nặng chi trả của gia đình NCT. Tuy nhiên, hạn chế của Chương trình cho thấy cần cân đối giữa cung cấp chăm sóc y tế bên cạnh cung cấp các dịch vụ xã hội và hỗ trợ xã hội.

Thứ ba, kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy khi thực hiện chính sách BHYT tự nguyện ở khu vực nông thôn, với đặc điểm khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ lớn, đa phần người dân có thu nhập thấp thì cần có chính sách hỗ

trợ tài chính từ nhà nước để khuyến khích mọi người nói chung và NCT nói riêng tham gia.

Thứ tư, kinh nghiệm từ Ghana cho thấy cần thiết có sự ưu tiên cho các vấn đề già hóa dân số trong các chương trình nghị sự thảo luận chính sách, trong đó có chương trình BHYT quốc gia nhằm hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân. Để đạt mục tiêu đó, cần thiết sử dụng tiền thuế tài trợ cho các nhóm dân cư ưu tiên. Chính sách miễn phí BHYT cho NCT từ 70 tuổi trở lên là một trong những sự tài trợ đó. Tuy nhiên, để chính sách trên có thể giúp NCT tiếp cận được BHYT thì cần thiết phải tun truyền rộng rãi thơng tin về chính sách miễn phí BHYT, đặc biệt với khu vực vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, việc có thẻ BHYT sẽ khơng có ý nghĩa nếu người có thẻ khơng thể hay khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng DVYT khi cần. Do vậy, cần thiết phải phát triển mạng lưới y tế rộng khắp, nâng cao chất lượng DVYT cho người sử dụng có BHYT, đồng thời loại bỏ sự khác biệt trong đối xử giữa người sử dụng dịch vụcó BHYT với người khơng có BHYT (chi trả hồn tồn bằng tiền túi).

Kết luận Chương 2

Với mục tiêu khái quát cơ sở lý luận để phân tích lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam, Chương 2đã tổng hợp khái niệm liên quan như BHYT, NCT, tiếp cận DVYT, gánh nặng tài chính y tế, lý thuyết về lợi ích của người tham gia BHYT xã hội và các yếu tố tác động đến lợi ích đó. Hơn nữa, cơ sở cho vai trò can thiệp của nhà nước vào hoạt động BHYT xã hội cũng đã được phân tích trong Chương này. Một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra trên cơ sở những thành công và hạn chế trong việc thực hiện các chương trình, chính sách về BHYT xã hội cho NCT từ những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng ở các vị thế kinh tế khác nhau như Hàn Quốc (thu nhập cao) và Trung Quốc và Ghana (thu nhập trung bình).

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

Chương này phân tích thực trạng BHYT cho NCT ở Việt Nam. Trước hết, thực trạng già hóa dân số, tình trạng sức khỏe của NCT Việt Nam được phân tích dựa trên các dữ liệu thống kê. Tiếp đó, Chương này sẽ đánh giá về thực trạng BHYT cho NCT để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các hạn chế và các nguyên nhân của các hạn chế đó mà cần được khắc phục bằng các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)