Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 79 - 81)

2.2.1.1 .Bối cảnh

3.1. Thực trạng về người cao tuổi ở Việt Nam

3.1.1. Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “bắt đầu già” hay “đang già” từ năm 2011 khi tỷ lệ NCT (từ 65 tuổi trở lên) so với tổng dân số vượt ngưỡng 7% - sớm hơn 6 năm so với dự báo của Tổng cục Thống kê (Tổng cục Thống kê, 2011).

* Cơ cấu tuổi dân số

Trong hơn ba thập kỷ qua,dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ về cơ cấu tuổi. Tỷ lệ NCT ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong thời gian này là do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng lên. Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 4,81 năm 1979 giảm xuống mức 2,33 vào năm 1999 và 2,03 vào năm 2009, và từ năm 2010 đến 2015 thì con số này dao động từ 1,99 đến 2,1. Đây là kết quả của việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình từ những năm 1960 cho đến nay và do đời sống vật chất, điều kiện dinh dưỡng tốt hơn, kết hợp với sự tiến bộ của hệ thống y tế dẫn đến tỷ suất chết ngày càng giảm và tuổi thọ của người dân ngày càng tăng. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 16‰ năm 2009 (giảm 20 điểm phần nghìn so với năm 1999) và 14,7‰ vào năm 2015. Trong khi đó, tuổi thọ trung

bình người dân Việt Nam tăng lên, từ 64,8 tuổi năm 1989 lên 76,45 tuổi năm 2017. Kết quả là dân số cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng trong tổng dân số (World Bank Group, 2019; Tổng cục Thống kê, 2016a; Quỹ Dân số Liên hợp quốc, 2011).

Bảng 3.1 dưới đây phản ánh xu hướng biến động của cơ cấu tuổi dân số Việt Nam. Nếu lấy năm 1979 là năm cơ sở thì trong giai đoạn 1979-2014, tổng dân số tăng 1,69 lần thì dân số trẻ em giảm từ 23,40 triệu năm 1979 xuống còn 21,24 triệu năm 2014, tương ứng tỷ lệ so với tổng dân số giảm gần một nửa từ 41,80% xuống còn 23,47%. Tương tự, dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng từ 26,63 triệu lên 60,07 triệu (tăng gấp gần 2,3 lần), tương ứng tỷ lệ tăng từ 51,3% lên 66,39% so với tổng dân số; dân số cao tuổi (từ 60 trở lên) tăng từ 3,71 triệu lên 9,18 triệu (tăng 2,47 lần), tương ứng tỷ lệ tăng từ 7,2% lên 10,14% so với tổng dân số.Vì vậy, có thể nói dân số cao tuổi tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số còn lại trong giai đoạn 1979 - 2014.

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 1979 - 2014 Năm Số người (triệu người) Tỷ lệ % tổng dân số

Tổng 0 -14 15 – 59 60+ 0 – 14 15 – 59 60+ 1979 53,74 23,40 26,63 3,71 41,80 51,30 6,90 1989 64,38 24,98 34,76 4,64 39,20 53,60 7,20 1999 76,33 25,56 44,58 6,19 33,00 58,90 8,10 2009 85,79 21,45 56,62 7,72 25,00 66,00 9,00 2014 90,49 21,24 60,07 9,18 23,47 66,39 10.14 Nguồn: Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011) và Tổng cục Thống kê (2016a, b)

*Tốc độ già hóa dân số

Việt Nam là một trong ít quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Bảng 3.2 cho biết khoảng thời gian quá độ dân số từ thời điểm ‘bắt đầu già’ sang thời điểm ‘già’ ở một số quốc gia trên thế giới. Chỉ mất khoảng 20 năm để dân số Việt Nam quá độ từ giai đoạn “bắt đầu già” sang giai đoạn dân số “già”, ngắn hơn rất nhiều so với các nước phát triển phương Tây như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Mỹ (69 năm), Canada (65 năm) và thậm chí

nước có tốc độ già hóa nhanh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Bảng 3.2: Thời gian để dân số quá độ từ ‘bắt đầu già’ sang ‘già’

Thời gian quá độ Thời gian quá độ Quốc gia Năm Số năm Quốc gia Năm Số năm

Pháp 1865 – 1980 115 Azerbaijan 2000 – 2041 41

Thụy Điển 1890 – 1975 85 Chile 1998 – 2025 27

Úc 1938 – 2011 73 Trung Quốc 2000 – 2026 26

Mỹ 1944 – 2013 69 Jamaica 2008 – 2033 25

Canada 1944 – 2009 65 Tunisia 2008 – 2032 24

Hungary 1941 – 1994 53 Srilanca 2004 – 2027 23

Balan 1966 – 2013 47 Thái Lan 2003 – 2025 22

Anh 1930 – 1975 45 Brazil 2011 – 2032 21

Tây Ban Nha 1947 – 1992 45 Colombia 2017 – 2037 20

Nhật Bản 1970 – 1996 26 Việt Nam 2017 – 2037 20

Nguồn: Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011)

Ở các nước phát triển, q trình già hố dân số diễn ra chậm hơn nhưng họ cũng đã phải đối diện với các thách thức do quy mô dân số cao tuổi ngày càng tăng đi liền với số lượng người trong độ tuổi lao động giảm và cố gắng xử lý chúng thông qua sự thích ứng của hệ thống an sinh xã hội. Với Việt Nam, thách thức trên càng lớn bởi số lượng và tỷ trọng NCT tăng nhanh. Hơn nữa,mặc dù vẫn đang cịn là nước có mức thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam lại phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề liên quan đến việc tận dụng cơ hội của giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” và thích ứng với tiến trình “già hố dân số” đang xảy ra với tốc độ nhanh. Điều này đặt ra nhiều áp lực cho hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống y tế (Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 79 - 81)