Kết luận và khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tổng quan tài liệu về lợi ích của BHYT cho người có bảo hiểm nói chung và cho NCT nói riêng cho thấy phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới chỉ ra BHYT có vai trị tích cực đến tiếp cận DVYT đồng thời giảm gánh nặng tài chính y tế. Đặc biệt, BHYT cải thiện tính cơng bằng khi giúp những nhóm yếu thế (như người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số và người sống ở khu vực nông thôn) tiếp cận DVYT tốt hơn và giảm gánh nặng tài chính y tế nhiều hơn so với nhóm dân số có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn (giàu, khá giả, dân tộc đa số, thành thị...). Hơn nữa, BHYT giúp

người có bảo hiểm giảm rủi ro chi tiêu thảm họa, nghèo hóa do chi trả tiền túi, gián tiếp tạo cơ hội kinh tế - xã hội cho người có bảo hiểm khi sức khỏe được cải thiện. Bên cạnh đó, BHYT cịn giúp cải thiện chất lượng DVYT khi nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng lên.

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra những kết quả ngược lại là BHYT không giúp cải thiện tiếp cận DVYT và giảm gánh nặng tài chính, thậm chí có những trường hợp BHYT làm gia tăng rủi ro chi tiêu thảm họa. BHYT khơng thể cải thiện tính cơng bằng khi mà nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn được hưởng lợi nhiều hơn từ BHYT so với nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội bất lợi hơn, hay BHYT đang tài trợ cho người giàu hơn. Ngồi ra, BHYT có tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ y tế khi bệnh nhân có BHYT nhận được dịch vụ kém hơn bệnh nhân khơng có BHYT.

Như vậy, lợi ích của BHYT vẫn cịn là vấn đề đang được tranh luận ở cả Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề vai trị và tác động của BHYT ở Việt Nam nhưng phần lớn các nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập ở phạm vi khơng có tính đại diện quốc gia (một xã, một huyện, một tỉnh hay một vùng) nên các kết quả của các nghiên cứu chỉ có giá trị cho một địa phương, vùng, khu vực nhất định. Hơn nữa, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu thuộc các chuyên ngành xã hội học, kinh tế y tế, kinh tế phát triển. Theo hiểu biết của NCS, chưa có nghiên cứu nào ở chuyên ngành kinh tế chính trị về chủ đề này ở Việt Nam. Với góc độ chun ngành kinh tế chính trị, NCS sẽ sử dụng dữ liệu đại diện quốc gia ở Việt Nam để phân tích, đánh giá lợi ích của BHYT đối với các dân số cao tuổi nói chung và phân phối lợi ích của BHYT giữa các nhóm dân số cao tuổi khác nhau theo các đặc điểm kinh tế - xã hội (như nhóm tuổi, giới tính, tuổi, khu vực sinh sống, thu nhập...) dựa trên cả dữ liệu định lượng và định tính. Hơn nữa, NCS sẽ lý giải, phân tích vai trị của nhà nước trong lĩnh vực BHYT cho NCT ở Việt Nam.

Đây là khoảng trống nghiên cứu cần thiết phải được bổ sung. Phân tích chủ đề trên sẽ góp phần thảo luận chủ đề lợi ích của BHYT đối với NCT ở các nước đang phát triển và cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp đề xuất các giải pháp chính sách liên quan đến BHYT, chăm sóc sức khỏe cho NCT nói riêng và cho tồn dân nói chung khi Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thể hiện rõ mục tiêu BHYT toàn dân, nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng DVYT có chất lượng.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Mục tiêu chính của chương này là phân tích cơ sở lý luận về lợi ích của BHYT đối với mọi người nói chung và NCT nói riêng. Bên cạnh đó, chương này cũng sẽ phân tích cơ sở lý luận về sự can thiệp của nhà nước đối với hoạt động BHYT cho NCT và kinh nghiệm từ các chương trình, chính sách BHYT cho NCT ở một số quốc gia khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)